Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
89391

Giới thiệu điểm di tích quốc gia Đình làng Phong Cốc xã Xuân Minh huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Ngày 10/11/2022 09:07:07

Đình làng Phong Cốc xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa nằm trong cụm Di tích lịch sử của xã Xuân Minh đã được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia.

 

Giới thiệu điểm Di tích lịch sử Đình Làng Phòng Cốc, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

 

Đình làng Phong Cốc, xã Xuân Minh di tích lịch sử Quốc gia

Địa điểm di tích:

Xuân Minh là một xã thuộc vùng tả ngạn sông Chu huyện Thọ Xuân và nằm về phía tây- tây bắc của tỉnh Thanh Hoá, phía bắc giáp huyện Yên Định (có sông Cầu Chày làm giới hạn), phía nam giáp xã Xuân Lai. Phía Đông và Đông nam giáp xã Trường Xuân (xưa là các xã Xuân Tân, Thọ Trường và Xuân Vinh) là những xã tiếp nối với huyện Thiệu Hoá, còn phía tây thì giáp với xã Xuân Lập.

Hiện nay xã Xuân Minh có 5 làng: làng Hoa Lộc (làng Quang Hoa và Thiên Lộc sáp nhập năm 2018), Phong Cốc, Ngọc Trung, Vinh Quang (Xá Lê), Thuần Hậu (Phong Hậu).

Bên trong Đình làng Phong Cốc, di tích lịch sử quốc gia

- Làng Phong Cốc, đầu thế kỷ XIX (cuối Lê đầu Nguyễn) là thôn Phong Cốc trong tổng số 18 xã, thôn, trang thuộc tổng Thử Cốc, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa. Dưới thời Nguyễn Đồng Khánh (1885-1888) là thôn Phong Cốc, xã Lai Duệ thuộc huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hoá.

- Làng Thuần Hậu dưới thời Đồng Khánh là thôn Phong Hậu xã Thử Cốc, tổng Thử Cốc, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hoá.

- Làng Vinh Quang thời Nguyễn Đồng Khánh là thôn Xá Lê thuộc xã Thử Cốc, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hoá.

- Làng Ngọc Trung thời Nguyễn Đồng Khánh là xã Ngọc Trung, tổng Thử Cốc, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hoá.

- Làng Quang Hoa, làng Thiên Lộc sau này được lập thêm.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có tên là xã Minh Nghĩa, tổng Thử Cốc, phủ Thiệu Hoá. Sau Cách mạng tháng Tám vào năm 1949, có tên là xã Minh Nghĩa được thành lập bao gồm 3 xã: xã Cao Thắng, Ái Quốc, Minh Nghĩa (gồm các xã Xuân Minh, Xuân Lập, Xuân Lai).

Năm 1953, xã Minh Nghĩa được chia làm 3 xã: Xuân Lai, Xuân Minh, Xuân Lập.[1] Xã Xuân Minh gồm có 5 làng nêu trên được tồn tại từ năm 1953 đến nay.

 

Các điểm di tích thuộc cụm di tích Cách mạng Xuân Minh phân bố ở nhiều làng của xã Xuân Minh và dày đặc nhất là ở làng Phong Cốc.

- Làng Phong Cốc có các điểm di tích: đình Phong Cốc, nhà ông Nguyễn Xuân Thuý, nhà ông Nguyễn Văn Hồ, nhà ông Nguyễn Xuân Oanh, địa điểm Vườn Trầu và đồn Phong Cốc;

- Làng Thuần Hậu có các điểm: địa điểm nhà ông Đỗ Huy Trinh, địa điểm nhà ông Đỗ Huy Kính;

- Làng Ngọc Trung có điểm di tích Mả Nung;

- Làng Xá Lê có điểm di tích địa điểm nhà thờ cố Chuỷ.

2. Đường đến di tích.

- Theo trục đường tỉnh lộ đến Thị trấn Thọ Xuân thì rẽ phải theo đường ven đê sông Chu độ 1km để vượt cầu Hạnh Phúc rồi cứ thẳng đường đi thêm 3km nữa là sẽ đến Xuân Minh- trung tâm Cách mạng tiêu biểu của tỉnh Thanh Hoá.

- Từ Thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 45 về phía tây khoảng 20km đến  địa phận UBND huyện Thiệu Hóa, rẽ trái theo đường Kênh Nam, đi qua các xã Thiệu Tiến, Thiệu Vũ, gặp ngã 5 (Thiệu Vũ) rẽ trái theo đường liên thôn qua xã Xuân Tân (Thọ Xuân) đi thẳng gặp đường Thọ Xuân- Yên Định rẽ trái đi tiếp khoảng 500m là tới UBND xã Xuân Minh. Chúng ta có thể đến được xã Xuân Minh bằng nhiều phương tiện khác nhau

 

Đình làng Phong Cốc thuộc di tích lịch sử Quốc gia:

-  Sự kiện Lịch sử: Nhắc đến đình làng, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều hướng đến giá trị khởi nguyên của nó chính là giá trị về mặt văn hoá. Đình Phong Cốc trước khi ghi dấu những sự kiện Cách mạng thì ngôi đình này là ngôi đình có chức năng lớn trong việc sinh hoạt tín ngưỡng làng xã truyền thống và là nơi để thờ Thành hoàng làng - vị thần được cả dân làng tôn vinh và trong tâm tưởng của mỗi người nông dân truyền thống thì vị thần này có một sức mạnh lớn lao, bảo vệ cho dân làng được yên ổn, mùa màng tốt tươi, hoà cốc phong đăng.

Về nhân vật được thờ tại đình. Hiện tại đình Phong Cốc không còn lưu giữ được bất cứ tư liệu thành văn nào ghi chép về hành trạng cũng như công lao của vị thần được thờ. Nhưng theo lời kể của các cụ cao niên thì đình Phong Cốc là nơi thờ vị thần hoàng của làng có tên là Nguyễn Viên Trung. Là quan tuần thú, có công trấn ải nước Ai Lao.

Quả vậy, hiện nay khu mộ của vị thần này vẫn còn, toạ lạc trên một gò cao giữa cánh đồng Mả Mít, thuộc địa phận làng Thạc, xã Xuân Lai, (giáp ranh với làng Phong Cốc, xã Xuân Minh) cách đình 1,5km về phía tây theo đường chim bay. Khu mộ này được xây dựng bằng vôi vữa, bê tông, đã nhuốm màu rêu phong cùng với những cây đại lâu năm trông thật cổ kính. Trước mộ Thành hoàng có khắc bia mộ mới bằng chữ Hán Thành hoàng Nguyễn Viên Trung chi mộ, nghĩa là: khu mộ của thành hoàng Nguyễn Viên Trung.

Như đã nói ở trên, công lao của Thành hoàng làng Phong Cốc cũng không còn tư liệu nào ghi chép ngoài những câu đối ca ngợi công lao của thần được đắp lại mới bằng chữ Hán ở cổng đình, ở khu mộ và viết trên cột cái của đình với nội dung giống nhau:

Phong Cốc dân cư địa ấp sơ,

Ai Lao hãn quốc gia thanh tại.

Có nghĩa là:

Nơi đây từ thuở sơ khai đã là nơi địa ấp của dân cư làng Phong Cốc,

Đánh dẹp Ai Lao, là trụ cột của đất nước tiếng thơm mãi còn lưu danh.

Ngoài việc thờ Thành hoàng làng, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là giai đoạn từ khi thành lập Đảng cho đến khi Cách mạng tháng Tám thành công (1930-1945), đình làng Phong Cốc là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, ghi dấu một thời kỳ hào hùng của Cách mạng Xuân Minh.

Đêm 4/5/1930, một cuộc họp kín gồm 10 đồng chí chuyển hóa từ hoạt động Tân Việt sang hoạt động cộng sản.

- Cũng tại đình Phong Cốc một chiếc xe Co-măng-cơ của pháp đến đọc lệnh bắt hai cán bộ cốt cán của Đảng bộ Thanh Hóa là Nguyễn Xuân Thuý và Nguyễn văn Hồ (6/1931).

- Đây là nơi vận động, tuyên truyền giác ngộ quần chúng trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 -1939), đặc biệt một cuộc đấu tranh lớn chống Tây đoan bắt và bắn chết người trong làng.

Đó là cuộc đấu tranh tiêu biểu đầu tiên gây được tiếng vang lớn trên báo chí cả nước và mở đầu thời kì vận động dân chủ ở Thanh Hóa.

- Đầu năm 1938, có cuộc kết nạp 4 đồng chí vào Đảng tại đình (đó là đồng chí Việt, Phép, Tuân, Tạo).

- Đầu năm 1941 có cuộc họp quan trọng bàn cách đánh tháo cho hai đồng chí cán bộ là Vượng và Thống bị địch bắt.

- Tháng 7/1941 có cuộc họp thành lập ban cán sự vũ trang, cuối tháng 7 /1941 đưa lính về đóng tại đình. Tháng 10/1941 làm xong đồn thì Pháp mới cho lính rút khỏi đình.

- 1944-1945 thành lập Mặt trận Việt Minh tổng và tiến hành các công việc chuẩn bị cho khởi nghĩa cướp chính quyền, đồng thời là trụ sở của ủy ban Cách mạng lâm thời xã Minh-Nghĩa (gồm 4 xã bây giờ).

- 1946: đình Phong Cốc là nơi đặt máy in tiền tài chính của chính phủ.

- 1947-1952: đình là xưởng quân nhu của Bộ đội[2].



[1] HU-HĐND-UBND Huyện Thọ Xuân (2005), Địa chí huyện Thọ Xuân, Nxb Khoa hoc Xã hội. Tr.140,141.

[2] Bảo tàng Thanh Hoá, Lí lịch Cụm di tích các mạng xã Xuân Minh ngày 21/01/1993,  tr 13-14

Giới thiệu điểm di tích quốc gia Đình làng Phong Cốc xã Xuân Minh huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 10/11/2022 09:07:07 (GMT+7)

Đình làng Phong Cốc xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa nằm trong cụm Di tích lịch sử của xã Xuân Minh đã được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia.

 

Giới thiệu điểm Di tích lịch sử Đình Làng Phòng Cốc, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

 

Đình làng Phong Cốc, xã Xuân Minh di tích lịch sử Quốc gia

Địa điểm di tích:

Xuân Minh là một xã thuộc vùng tả ngạn sông Chu huyện Thọ Xuân và nằm về phía tây- tây bắc của tỉnh Thanh Hoá, phía bắc giáp huyện Yên Định (có sông Cầu Chày làm giới hạn), phía nam giáp xã Xuân Lai. Phía Đông và Đông nam giáp xã Trường Xuân (xưa là các xã Xuân Tân, Thọ Trường và Xuân Vinh) là những xã tiếp nối với huyện Thiệu Hoá, còn phía tây thì giáp với xã Xuân Lập.

Hiện nay xã Xuân Minh có 5 làng: làng Hoa Lộc (làng Quang Hoa và Thiên Lộc sáp nhập năm 2018), Phong Cốc, Ngọc Trung, Vinh Quang (Xá Lê), Thuần Hậu (Phong Hậu).

Bên trong Đình làng Phong Cốc, di tích lịch sử quốc gia

- Làng Phong Cốc, đầu thế kỷ XIX (cuối Lê đầu Nguyễn) là thôn Phong Cốc trong tổng số 18 xã, thôn, trang thuộc tổng Thử Cốc, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa. Dưới thời Nguyễn Đồng Khánh (1885-1888) là thôn Phong Cốc, xã Lai Duệ thuộc huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hoá.

- Làng Thuần Hậu dưới thời Đồng Khánh là thôn Phong Hậu xã Thử Cốc, tổng Thử Cốc, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hoá.

- Làng Vinh Quang thời Nguyễn Đồng Khánh là thôn Xá Lê thuộc xã Thử Cốc, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hoá.

- Làng Ngọc Trung thời Nguyễn Đồng Khánh là xã Ngọc Trung, tổng Thử Cốc, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hoá.

- Làng Quang Hoa, làng Thiên Lộc sau này được lập thêm.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có tên là xã Minh Nghĩa, tổng Thử Cốc, phủ Thiệu Hoá. Sau Cách mạng tháng Tám vào năm 1949, có tên là xã Minh Nghĩa được thành lập bao gồm 3 xã: xã Cao Thắng, Ái Quốc, Minh Nghĩa (gồm các xã Xuân Minh, Xuân Lập, Xuân Lai).

Năm 1953, xã Minh Nghĩa được chia làm 3 xã: Xuân Lai, Xuân Minh, Xuân Lập.[1] Xã Xuân Minh gồm có 5 làng nêu trên được tồn tại từ năm 1953 đến nay.

 

Các điểm di tích thuộc cụm di tích Cách mạng Xuân Minh phân bố ở nhiều làng của xã Xuân Minh và dày đặc nhất là ở làng Phong Cốc.

- Làng Phong Cốc có các điểm di tích: đình Phong Cốc, nhà ông Nguyễn Xuân Thuý, nhà ông Nguyễn Văn Hồ, nhà ông Nguyễn Xuân Oanh, địa điểm Vườn Trầu và đồn Phong Cốc;

- Làng Thuần Hậu có các điểm: địa điểm nhà ông Đỗ Huy Trinh, địa điểm nhà ông Đỗ Huy Kính;

- Làng Ngọc Trung có điểm di tích Mả Nung;

- Làng Xá Lê có điểm di tích địa điểm nhà thờ cố Chuỷ.

2. Đường đến di tích.

- Theo trục đường tỉnh lộ đến Thị trấn Thọ Xuân thì rẽ phải theo đường ven đê sông Chu độ 1km để vượt cầu Hạnh Phúc rồi cứ thẳng đường đi thêm 3km nữa là sẽ đến Xuân Minh- trung tâm Cách mạng tiêu biểu của tỉnh Thanh Hoá.

- Từ Thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 45 về phía tây khoảng 20km đến  địa phận UBND huyện Thiệu Hóa, rẽ trái theo đường Kênh Nam, đi qua các xã Thiệu Tiến, Thiệu Vũ, gặp ngã 5 (Thiệu Vũ) rẽ trái theo đường liên thôn qua xã Xuân Tân (Thọ Xuân) đi thẳng gặp đường Thọ Xuân- Yên Định rẽ trái đi tiếp khoảng 500m là tới UBND xã Xuân Minh. Chúng ta có thể đến được xã Xuân Minh bằng nhiều phương tiện khác nhau

 

Đình làng Phong Cốc thuộc di tích lịch sử Quốc gia:

-  Sự kiện Lịch sử: Nhắc đến đình làng, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều hướng đến giá trị khởi nguyên của nó chính là giá trị về mặt văn hoá. Đình Phong Cốc trước khi ghi dấu những sự kiện Cách mạng thì ngôi đình này là ngôi đình có chức năng lớn trong việc sinh hoạt tín ngưỡng làng xã truyền thống và là nơi để thờ Thành hoàng làng - vị thần được cả dân làng tôn vinh và trong tâm tưởng của mỗi người nông dân truyền thống thì vị thần này có một sức mạnh lớn lao, bảo vệ cho dân làng được yên ổn, mùa màng tốt tươi, hoà cốc phong đăng.

Về nhân vật được thờ tại đình. Hiện tại đình Phong Cốc không còn lưu giữ được bất cứ tư liệu thành văn nào ghi chép về hành trạng cũng như công lao của vị thần được thờ. Nhưng theo lời kể của các cụ cao niên thì đình Phong Cốc là nơi thờ vị thần hoàng của làng có tên là Nguyễn Viên Trung. Là quan tuần thú, có công trấn ải nước Ai Lao.

Quả vậy, hiện nay khu mộ của vị thần này vẫn còn, toạ lạc trên một gò cao giữa cánh đồng Mả Mít, thuộc địa phận làng Thạc, xã Xuân Lai, (giáp ranh với làng Phong Cốc, xã Xuân Minh) cách đình 1,5km về phía tây theo đường chim bay. Khu mộ này được xây dựng bằng vôi vữa, bê tông, đã nhuốm màu rêu phong cùng với những cây đại lâu năm trông thật cổ kính. Trước mộ Thành hoàng có khắc bia mộ mới bằng chữ Hán Thành hoàng Nguyễn Viên Trung chi mộ, nghĩa là: khu mộ của thành hoàng Nguyễn Viên Trung.

Như đã nói ở trên, công lao của Thành hoàng làng Phong Cốc cũng không còn tư liệu nào ghi chép ngoài những câu đối ca ngợi công lao của thần được đắp lại mới bằng chữ Hán ở cổng đình, ở khu mộ và viết trên cột cái của đình với nội dung giống nhau:

Phong Cốc dân cư địa ấp sơ,

Ai Lao hãn quốc gia thanh tại.

Có nghĩa là:

Nơi đây từ thuở sơ khai đã là nơi địa ấp của dân cư làng Phong Cốc,

Đánh dẹp Ai Lao, là trụ cột của đất nước tiếng thơm mãi còn lưu danh.

Ngoài việc thờ Thành hoàng làng, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là giai đoạn từ khi thành lập Đảng cho đến khi Cách mạng tháng Tám thành công (1930-1945), đình làng Phong Cốc là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, ghi dấu một thời kỳ hào hùng của Cách mạng Xuân Minh.

Đêm 4/5/1930, một cuộc họp kín gồm 10 đồng chí chuyển hóa từ hoạt động Tân Việt sang hoạt động cộng sản.

- Cũng tại đình Phong Cốc một chiếc xe Co-măng-cơ của pháp đến đọc lệnh bắt hai cán bộ cốt cán của Đảng bộ Thanh Hóa là Nguyễn Xuân Thuý và Nguyễn văn Hồ (6/1931).

- Đây là nơi vận động, tuyên truyền giác ngộ quần chúng trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 -1939), đặc biệt một cuộc đấu tranh lớn chống Tây đoan bắt và bắn chết người trong làng.

Đó là cuộc đấu tranh tiêu biểu đầu tiên gây được tiếng vang lớn trên báo chí cả nước và mở đầu thời kì vận động dân chủ ở Thanh Hóa.

- Đầu năm 1938, có cuộc kết nạp 4 đồng chí vào Đảng tại đình (đó là đồng chí Việt, Phép, Tuân, Tạo).

- Đầu năm 1941 có cuộc họp quan trọng bàn cách đánh tháo cho hai đồng chí cán bộ là Vượng và Thống bị địch bắt.

- Tháng 7/1941 có cuộc họp thành lập ban cán sự vũ trang, cuối tháng 7 /1941 đưa lính về đóng tại đình. Tháng 10/1941 làm xong đồn thì Pháp mới cho lính rút khỏi đình.

- 1944-1945 thành lập Mặt trận Việt Minh tổng và tiến hành các công việc chuẩn bị cho khởi nghĩa cướp chính quyền, đồng thời là trụ sở của ủy ban Cách mạng lâm thời xã Minh-Nghĩa (gồm 4 xã bây giờ).

- 1946: đình Phong Cốc là nơi đặt máy in tiền tài chính của chính phủ.

- 1947-1952: đình là xưởng quân nhu của Bộ đội[2].



[1] HU-HĐND-UBND Huyện Thọ Xuân (2005), Địa chí huyện Thọ Xuân, Nxb Khoa hoc Xã hội. Tr.140,141.

[2] Bảo tàng Thanh Hoá, Lí lịch Cụm di tích các mạng xã Xuân Minh ngày 21/01/1993,  tr 13-14

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn Vinh Quang, xã Xuân Minh, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373545368
Email: ubndxaxuanminh@gmail.com