Xã Xuân Minh trước kia có 6 thôn, làng gồm Quang Hoa, Thiên Lộc, Phong Cốc, Ngọc Trung, Thuần Hậu, và Vinh Quang. Thực hiện chủ trương sáp nhập thôn của Đảng và nhà nước, xã Xuân Minh có 2 thôn sáp thành 1, đó là Quang Hoa và Thiên Lộc. Hiện nay, trên địa bàn xã có 5 thôn (Làng) đó là: Thôn Hoa Lộc, Phong Cốc, Ngọc Trung, Thuần Hậu và Vinh Quang.
1. Thôn Hoa Lộc được hình thành và phát triển từ thôn Quang Hoa và thôn Thiên Lọc. Theo truyền thuyết kể rằng, người đến khai hoang lập ấp đầu tin ở thôn Quang Hoa Quản gia Đồ bác đại Vương tri thần họ La gọi là Thần Hoàng Phú Tình và Đại Chi Thiên gọi là Thần Làng Yên Thọ. Ở thôn Thiên Lọc là Ông Trịnh Chi Thần, và ông Chi Phúc Thiện Sau Là (Trưởng tộc họ Đình) đến khai phá lập nghiệp ở ven sông Cầu Chày lập ấp. Khi đó gọi là Phú Tình , Yên Thọ, Quang Hoa, Trổ Say, Phú Lộc, Thiên Lọc. Thực hiện chủ trương của Đảng nhà nước sát nhập hai thôn Thành Thôn Hoa Lộc.
* Về vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp làng Phúc Tỉnh, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định;
Phía Nam giáp Phong Mĩ, xã Xuân Tân;
Phía Đông giáp làng Vàng, Xã Yên Thinh, huyện Yên Định;
Phía Tây giáp thôn Vinh Quang.
Diện tích tự nhiên 116 ha, trong đó đất canh tác 81 ha; dân số 258 hộ, 875 nhân khẩu; nghề nghiệp chính nông nghiệp.
Thôn có 4 cán bộ hoạt động cách nạng trước năm 1945, 12 gia đình ân nhân, 28 thương, bệnh binh liệt sỹ 19 và hàng trăm huân, huy chương cá nhân các loại.
2. Làng Phong Cốc có thời xa xưa, trải qua những thăng trầm của lịch sử, của đất nước, tên làng vẫn được giữ gìn và được lưu truyền đến ngày nay. Làng được hình thành cách đây trên 800 năm.
* Về vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp làng Ngọc Trung;
- Phía Nam giáp xã Xuân Lai;
- Phía Đông giáp xã Xuân Tân;
- Phía Tây giáp xã Xuân Lập.
Diện tích 6,2 ha thổ cư và 50ha đất canh tác; Dân số: 347 hộ và 1118 nhân khẩu; nghề nghiệp chính nông nghiệp.
3. Làng Ngọc Trung được hình thành cách đây hơn 800 năm làng nằm theo hình chữ điền hàng năm các ngày lễ thần Hoàng Làng vẩn duy trì cúng tuế.Đặc biệt để nhớ cội nguồn nhớ công tổ tin hàng năm các dòng họ lấy ngày 13 tháng giêng làm ngày hội Làng.
* Về vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp sông Cầu chày;
Phía Nam giáp xã Xuân Lai;
Phía Đông giáp Thôn Vinh Quang;
Phía Tây giáp xã Xuân Lập.
Diện tích tự nhiên 67 ha, trong đó đất canh tác 58,5 ha; dân số: 339 hộ, 1200 nhân khẩu; nghề nghiệp chủ yếu nông nghiệp.
Làng có 02 điểm di tích lịch sử cấp quốc gia, có11cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945 có.05gia đình ân nhân, có21 thương bệnh binh,liệt sỹ và hàng trăm huân huy chương cá nhân các loại.
4. Theo cổ truyền làng Thuần Hậu được hình thành cách đây hơn 600 năm vào cuối thế kỷ XIII, có 02 ông tên là Đỗ lĩnh và Mai Văn Cối từ trung vũ thôn tới đồng Lai Dệ phá lao dẹp lách làm trang trạ, được một thời gian do vùng này ẩm thấp không ở được, nên đã chuyển về đồng bên vườn sứ. Mấy chục năm sau hai dòng họ phát triễn chặt hep, phía trước và phía sau chi khuất cảnh quan của làng, nên tổ tiên đã vượt kênh nhà Lê sang mảnh đất này làm nơi an lạc, đặt tên là Phong Hậu, đến cách mạng tháng 8 năm 1945 mới đổi tên thành làng Thuần Hậu.
* Về vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp xã yên phú, huyện Yên Định;
Phía Nam giáp Thôn Ngọc Trung;
Phía Đông giáp thôn Vinh Quang;
Phía Tây giáp làng Trung Lập, xã Xuân Lập.
Diện tích tự nhiên của Làng 62,4 ha trong đó đất canh tác 54.4 ha, đất thổ cư 12ha; dân số 260 hộ hơn 900 nhân khẩu; nghề nghiệp chính nông nghiệp.
Trong cuộc kháng chiến cứu quốc Làng đã được chính Phủ tặng kỷ niệm chương, Bằng có công với nước năm 1964 có và có 03 điểm di tích lịch sữ cách cấp quốc gia, có 34 cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945, 11 gia đình ân nhân cách mạng, 24 thương, bệnh binh, 25 liệt sỹ và hàng trăm huân, huy chương cá nhân các loại.
5. Làng Vinh Quang trước có tên là làng xá Lê được hình thành cách đây 700 năm (theo tộc phả họ Trịnh và họ Đỗ) từ các cụ tổ hai họ nói trên khai hoang lập ấp. Đến nay làng có 26 dòng họ sinh sống.
* Về vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp thông Thần Hậu;
- Phía Nam giáp thôn Phong Cốc;
- Phía Đông giáp Thôn Hoa Lộc;
- Phía Tây giáp thông Ngọc Trung.
Diện tích tự nhiên của Làng 50 ha; Dân số: 244 hộ, 810 nhân khẩu; Nghề nghiệp chính làm nông nghiệp.
Trong cuộc kháng chiến cứu quốc Làng có hàng trăm người tham gia bộ đội, thanh Niên xung phong, dân công hỏa tuyến bảo vệ tổ quốc làng được đã được chính Phủ tặng kỷ niệm chương, Bằng có công với nước có và có 03 điểm di tích lịch sữ cách cấp quốc gia, có 20 cán bộ hoạt động cách nạng trước năm 1945, có 13 gia đình ân nhân, 18 thương, bệnh binh, 19 liệt sỹ, và hàng trăm huân huy chương cá nhân các loại. Nhằm giữ gìn và phát huy các thuần phong mỹ tục của quê hương, đề cao các chuẩn mực đạo đức và tập quán tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển các hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh và tiến bộ xã hội, phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết tương thân, tương ái, hổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, thực hiện tốt Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở khu dân cư.
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373545368
Email: ubndxaxuanminh@gmail.com