Triều Tiên liệu có khả năng bắn hạ máy bay ném bom của Mỹ?
Giới chuyên gia cho rằng, Triều Tiên có thể sẽ không tìm cách bắn hạ máy bay ném bom của Mỹ như tuyên bố bởi năng lực của Không quân nước này còn khá hạn chế.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho ngày 25/9 nói, những phát ngôn gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể coi là “lời tuyên chiến” với Triều Tiên. Với cáo buộc này, ông Ri cho rằng, Triều Tiên hoàn toàn có quyền phòng vệ, trong đó có việc bắn hạ máy bay ném bom của Mỹ kể cả khi không xâm phạm không phận.
Tuyên bố này làm dấy lên câu hỏi liệu Triều Tiên thực sự có khả năng bắn hạ máy bay ném bom của Mỹ không. Nó cũng gợi nhắc lại sự kiện xảy ra năm 1969 khi máy bay chiến đấu Triều Tiên bắn rơi một máy bay trinh sát của Mỹ ở không phận quốc tế, cách bờ biển Triều Tiên khoảng 90 hải lý, khiến 31 người thiệt mạng.
Thời điểm đó, hai máy bay Mig-21 của Không quân Triều Tiên đã tấn công máy bay trinh sát Lockheed EC-121M của Hải quân Mỹ không được trang bị vũ khí hay có máy bay khác hộ tống.
Đáp trả lại hành động này của Triều Tiên, quân đội Mỹ đã phô trương lực lượng ở biển Nhật Bản, trong đó có việc nối lại các chuyến bay trinh sát. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Richard Nixon khi đó không có bất cứ động thái đáp trả quân sự nào với Triều Tiên.
Khoảng 15 tháng trước đó, một tàu tuần tra Triều Tiên cũng tấn công và chiếm giữ tàu USS Pueblo của Hải quân Mỹ hoạt động gần lãnh hải Triều Tiên.
Tháng 12/1994, Triều Tiên cũng từng bắn hạ trực thăng trinh sát OH-58 Kiowa ở khu vực phi quân sự phân chia liên Triều, khiến 1 phi công thiệt mạng và 1 người bị bắt giữ. Chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi đó quyết định chọn phương án kiềm chế, không đáp trả.
Năng lực hạn chế
Một máy bay ném bom B-1B của Mỹ (Ảnh: AFP)
Tuy nhiên, tạp chí National Interest dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, Triều Tiên rất ít có khả năng làm được điều đó.
Phân tích chỉ ra rằng, Không quân triều Tiên hiện sở hữu khá ít ỏi máy bay chiến đấu hiện đại có thể tạo ra mối đe dọa với máy bay chiến đấu của Mỹ, trong đó có phiên bản các đời đầu của máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum và MiG-23 Flogger của Liên Xô.
Tuy nhiên, cả hai loại máy bay này đều khó có thể tiếp cận máy bay ném bom B-1B, B-52 hay B-2 của Mỹ bởi chúng luôn có dàn máy bay hộ tống. Cơ hội duy nhất để máy bay Triều Tiên tiếp cận thành công máy bay ném bom của Mỹ là khi máy bay đó hoạt động đơn lẻ.
Giới chuyên gia cho rằng, ngày nay Triều Tiên nếu muốn phá hủy máy bay của Mỹ phải cần đến tên lửa đất đối không.
“Triều Tiên là một trong những quốc gia có hệ thống phòng thủ dày nhất thế giới, từ hệ thống tên lửa tầm ngắn, pháo phòng không đến các tên lửa tầm xa”, Lance Gatling, một chuyên gia phân tích quốc phòng tại Nhật Bản, nhận định.
Ông Gatling cho biết với Telegraph, hiện tên lửa phòng không tối tân nhất của Triều Tiên là KN-06, một biến thể nội địa từ tên lửa S-300 của Nga. Tên lửa này được cho là có tầm bắn khoảng 150km.
Chi tiết năng lực của hệ thống này của Triều Tiên đến nay vẫn chưa rõ bởi giới tình báo nước ngoài mới chỉ phát hiện hai vụ thử tên lửa loại này của Triều Tiên.
Truyền thông Triều Tiên hồi tháng 5 nói rằng, quân đội nước này đã khắc phục được một số hạn chế của KN-06 và triển khai trên khắp cả nước. Song hiện chưa rõ Triều Tiên có tổng cộng bao nhiêu hệ thống tên lửa KN-06.
Tuy nhiên, các mát bay ném bom của Mỹ và dàn máy bay chiến đấu hộ tống được trang bị các hệ thống để có thể làm nhiễu các tên lửa bay về phía mình.
Chuyên gia Gatling tin rằng, Triều Tiên sẽ không tìm cách chặn máy bay chiến đấu của Mỹ bằng lực lượng không quân của họ. “Không quân Triều Tiên vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề. Họ tuy sở hữu các máy bay chiến đấu hiện đại nhưng mỗi phi công của họ chỉ thực hành bay vài giờ mỗi năm do tình trạng khan hiếm nhiên liệu, họ cũng không thể phóng thử tên lửa vì sở hữu rất ít”, ông Gatling.
Trong khi đó, chuyên gia quốc phòng Mỹ Bruce Bennett cho rằng, Triều Tiên sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nếu có ý định bắn hạ máy bay ném bom Mỹ bằng tên lửa hay máy bay chiến đấu.
Thứ nhất, việc bắn hạ này không hề dễ dàng với công nghệ hạn chế của Triều Tiên. Thứ hai, nếu bắn hạ không thành, Triều Tiên sẽ bị lộ điểm yếu. “Triều Tiên có lẽ sẽ không đánh cược rủi ro đó”, chuyên gia Bennett nhận định.
Minh Phương
Theo National Intererest, Telegraph
Tin cùng chuyên mục
-
Xã Xuân Minh tổ chức ngày hội toàn dân bảo vệ ATTQ năm 2023
07/04/2025 00:00:00 -
Xuân Minh tổ chức hội nghị ngày hội ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, năm 2024
13/08/2024 14:10:36 -
Tuyên truyền phòng chống tiền giả
02/08/2024 09:18:20 -
Tổ chức ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2024
12/07/2024 16:33:14
Triều Tiên liệu có khả năng bắn hạ máy bay ném bom của Mỹ?
Giới chuyên gia cho rằng, Triều Tiên có thể sẽ không tìm cách bắn hạ máy bay ném bom của Mỹ như tuyên bố bởi năng lực của Không quân nước này còn khá hạn chế.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho ngày 25/9 nói, những phát ngôn gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể coi là “lời tuyên chiến” với Triều Tiên. Với cáo buộc này, ông Ri cho rằng, Triều Tiên hoàn toàn có quyền phòng vệ, trong đó có việc bắn hạ máy bay ném bom của Mỹ kể cả khi không xâm phạm không phận.
Tuyên bố này làm dấy lên câu hỏi liệu Triều Tiên thực sự có khả năng bắn hạ máy bay ném bom của Mỹ không. Nó cũng gợi nhắc lại sự kiện xảy ra năm 1969 khi máy bay chiến đấu Triều Tiên bắn rơi một máy bay trinh sát của Mỹ ở không phận quốc tế, cách bờ biển Triều Tiên khoảng 90 hải lý, khiến 31 người thiệt mạng.
Thời điểm đó, hai máy bay Mig-21 của Không quân Triều Tiên đã tấn công máy bay trinh sát Lockheed EC-121M của Hải quân Mỹ không được trang bị vũ khí hay có máy bay khác hộ tống.
Đáp trả lại hành động này của Triều Tiên, quân đội Mỹ đã phô trương lực lượng ở biển Nhật Bản, trong đó có việc nối lại các chuyến bay trinh sát. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Richard Nixon khi đó không có bất cứ động thái đáp trả quân sự nào với Triều Tiên.
Khoảng 15 tháng trước đó, một tàu tuần tra Triều Tiên cũng tấn công và chiếm giữ tàu USS Pueblo của Hải quân Mỹ hoạt động gần lãnh hải Triều Tiên.
Tháng 12/1994, Triều Tiên cũng từng bắn hạ trực thăng trinh sát OH-58 Kiowa ở khu vực phi quân sự phân chia liên Triều, khiến 1 phi công thiệt mạng và 1 người bị bắt giữ. Chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi đó quyết định chọn phương án kiềm chế, không đáp trả.
Năng lực hạn chế
Một máy bay ném bom B-1B của Mỹ (Ảnh: AFP)
Tuy nhiên, tạp chí National Interest dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, Triều Tiên rất ít có khả năng làm được điều đó.
Phân tích chỉ ra rằng, Không quân triều Tiên hiện sở hữu khá ít ỏi máy bay chiến đấu hiện đại có thể tạo ra mối đe dọa với máy bay chiến đấu của Mỹ, trong đó có phiên bản các đời đầu của máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum và MiG-23 Flogger của Liên Xô.
Tuy nhiên, cả hai loại máy bay này đều khó có thể tiếp cận máy bay ném bom B-1B, B-52 hay B-2 của Mỹ bởi chúng luôn có dàn máy bay hộ tống. Cơ hội duy nhất để máy bay Triều Tiên tiếp cận thành công máy bay ném bom của Mỹ là khi máy bay đó hoạt động đơn lẻ.
Giới chuyên gia cho rằng, ngày nay Triều Tiên nếu muốn phá hủy máy bay của Mỹ phải cần đến tên lửa đất đối không.
“Triều Tiên là một trong những quốc gia có hệ thống phòng thủ dày nhất thế giới, từ hệ thống tên lửa tầm ngắn, pháo phòng không đến các tên lửa tầm xa”, Lance Gatling, một chuyên gia phân tích quốc phòng tại Nhật Bản, nhận định.
Ông Gatling cho biết với Telegraph, hiện tên lửa phòng không tối tân nhất của Triều Tiên là KN-06, một biến thể nội địa từ tên lửa S-300 của Nga. Tên lửa này được cho là có tầm bắn khoảng 150km.
Chi tiết năng lực của hệ thống này của Triều Tiên đến nay vẫn chưa rõ bởi giới tình báo nước ngoài mới chỉ phát hiện hai vụ thử tên lửa loại này của Triều Tiên.
Truyền thông Triều Tiên hồi tháng 5 nói rằng, quân đội nước này đã khắc phục được một số hạn chế của KN-06 và triển khai trên khắp cả nước. Song hiện chưa rõ Triều Tiên có tổng cộng bao nhiêu hệ thống tên lửa KN-06.
Tuy nhiên, các mát bay ném bom của Mỹ và dàn máy bay chiến đấu hộ tống được trang bị các hệ thống để có thể làm nhiễu các tên lửa bay về phía mình.
Chuyên gia Gatling tin rằng, Triều Tiên sẽ không tìm cách chặn máy bay chiến đấu của Mỹ bằng lực lượng không quân của họ. “Không quân Triều Tiên vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề. Họ tuy sở hữu các máy bay chiến đấu hiện đại nhưng mỗi phi công của họ chỉ thực hành bay vài giờ mỗi năm do tình trạng khan hiếm nhiên liệu, họ cũng không thể phóng thử tên lửa vì sở hữu rất ít”, ông Gatling.
Trong khi đó, chuyên gia quốc phòng Mỹ Bruce Bennett cho rằng, Triều Tiên sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nếu có ý định bắn hạ máy bay ném bom Mỹ bằng tên lửa hay máy bay chiến đấu.
Thứ nhất, việc bắn hạ này không hề dễ dàng với công nghệ hạn chế của Triều Tiên. Thứ hai, nếu bắn hạ không thành, Triều Tiên sẽ bị lộ điểm yếu. “Triều Tiên có lẽ sẽ không đánh cược rủi ro đó”, chuyên gia Bennett nhận định.
Minh Phương
Theo National Intererest, Telegraph
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373545368
Email: ubndxaxuanminh@gmail.com