Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
89391

Các điểm di tích cách mạng trên địa bàn xã Xuân Minh

Ngày 24/11/2022 14:39:40

Xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giới thiệu các điểm di tích lịch sử cách mạng

 Xã Xuân Minh giới thiệu những di tích và địa điểm di tích Cách mạng:

1. Đình làng Phong Cốc:

-  Sự kiện Lịch sử: Nhắc đến đình làng, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều hướng đến giá trị khởi nguyên của nó chính là giá trị về mặt văn hoá. Đình Phong Cốc trước khi ghi dấu những sự kiện Cách mạng thì ngôi đình này là ngôi đình có chức năng lớn trong việc sinh hoạt tín ngưỡng làng xã truyền thống và là nơi để thờ Thành hoàng làng - vị thần được cả dân làng tôn vinh và trong tâm tưởng của mỗi người nông dân truyền thống thì vị thần này có một sức mạnh lớn lao, bảo vệ cho dân làng được yên ổn, mùa màng tốt tươi, hoà cốc phong đăng.

 Về nhân vật được thờ tại đình. Hiện tại đình Phong Cốc không còn lưu giữ được bất cứ tư liệu thành văn nào ghi chép về hành trạng cũng như công lao của vị thần được thờ. Nhưng theo lời kể của các cụ cao niên thì đình Phong Cốc là nơi thờ vị thần hoàng của làng có tên là Nguyễn Viên Trung. Là quan tuần thú, có công trấn ải nước Ai Lao.

Quả vậy, hiện nay khu mộ của vị thần này vẫn còn, toạ lạc trên một gò cao giữa cánh đồng Mả Mít, thuộc địa phận làng Thạc, xã Xuân Lai, (giáp ranh với làng Phong Cốc, xã Xuân Minh) cách đình 1,5km về phía tây theo đường chim bay. Khu mộ này được xây dựng bằng vôi vữa, bê tông, đã nhuốm màu rêu phong cùng với những cây đại lâu năm trông thật cổ kính. Trước mộ Thành hoàng có khắc bia mộ mới bằng chữ Hán Thành hoàng Nguyễn Viên Trung chi mộ, nghĩa là: khu mộ của thành hoàng Nguyễn Viên Trung.

Như đã nói ở trên, công lao của Thành hoàng làng Phong Cốc cũng không còn tư liệu nào ghi chép ngoài những câu đối ca ngợi công lao của thần được đắp lại mới bằng chữ Hán ở cổng đình, ở khu mộ và viết trên cột cái của đình với nội dung giống nhau:

Phong Cốc dân cư địa ấp sơ,

Ai Lao hãn quốc gia thanh tại.

Có nghĩa là:

Nơi đây từ thuở sơ khai đã là nơi địa ấp của dân cư làng Phong Cốc,

Đánh dẹp Ai Lao, là trụ cột của đất nước tiếng thơm mãi còn lưu danh.

Ngoài việc thờ Thành hoàng làng, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là giai đoạn từ khi thành lập Đảng cho đến khi Cách mạng tháng Tám thành công (1930-1945), đình làng Phong Cốc là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, ghi dấu một thời kỳ hào hùng của Cách mạng Xuân Minh.

Đêm 4/5/1930, một cuộc họp kín gồm 10 đồng chí chuyển hóa từ hoạt động Tân Việt sang hoạt động cộng sản.

- Cũng tại đình Phong Cốc một chiếc xe Co-măng-cơ của pháp đến đọc lệnh bắt hai cán bộ cốt cán của Đảng bộ Thanh Hóa là Nguyễn Xuân Thuý và Nguyễn văn Hồ (6/1931).

- Đây là nơi vận động, tuyên truyền giác ngộ quần chúng trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 -1939), đặc biệt một cuộc đấu tranh lớn chống Tây đoan bắt và bắn chết người trong làng.

 Đó là cuộc đấu tranh tiêu biểu đầu tiên gây được tiếng vang lớn trên báo chí cả nước và mở đầu thời kì vận động dân chủ ở Thanh Hóa.

- Đầu năm 1938, có cuộc kết nạp 4 đồng chí vào Đảng tại đình (đó là đồng chí Việt, Phép, Tuân, Tạo).

- Đầu năm 1941 có cuộc họp quan trọng bàn cách đánh tháo cho hai đồng chí cán bộ là Vượng và Thống bị địch bắt.

- Tháng 7/1941 có cuộc họp thành lập ban cán sự vũ trang, cuối tháng 7 /1941 đưa lính về đóng tại đình. Tháng 10/1941 làm xong đồn thì Pháp mới cho lính rút khỏi đình.

- 1944-1945 thành lập Mặt trận Việt Minh tổng và tiến hành các công việc chuẩn bị cho khởi nghĩa cướp chính quyền, đồng thời là trụ sở của ủy ban Cách mạng lâm thời xã Minh-Nghĩa (gồm 4 xã bây giờ).

- 1946: đình Phong Cốc là nơi đặt máy in tiền tài chính của chính phủ.

- 1947-1952: đình là xưởng quân nhu của Bộ đội[1].

2. Nhà ông Nguyễn Xuân Thúy

Ông Nguyễn Xuân Thúy đã từng là Bí thư Đảng bộ Tân Việt Thanh Hoá năm 1928. Ông cũng là một trong số cán bộ Đảng viên có công trong việc thành lập Đảng bộ Thanh Hóa (từ cơ sở Tân Việt cũ) thời kỳ 1930-1931. Ông cũng từng bị đế quốc Pháp cầm tù nhiều lần (và đã bị giam ở Lao Bảo), ông là một chiến sỹ cộng sản kiên cường hoạt động liên tục cho Đảng và được giữ nhiều trọng trách của Đảng, chính quyền Thanh Hóa và hiện đã chết.

      Ngôi nhà này từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến việc thành lập tổ chức Tân Việt, sự chuyển hóa sang tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản, đồng thời là nơi cất giữ tài liệu bí mật của Đảng-nơi qua lại gặp gỡ với nhiều cán bộ Cách mạng trong thờ kỳ 1930- 1945…[2]

3. Nhà ông Nguyễn Văn Hồ

          Ông Nguyễn Văn Hồ cũng là một cán bộ lãnh đạo của Đảng bộ Tân Việt Thanh Hóa kiên định theo lập trường chủ nghĩa Mác- Lê Nin, ông rất tích cực vận động cho việc chuyển hóa sang tổ chức và hoạt động cộng sản, đồng thời có vai trò tích cực trong quá trình thành lập Đảng bộ Thanh Hóa (1930 -1931). Ông cũng bị đế quốc Pháp bắt và tuyên án 10 năm tù giam ở Lao Bảo,ra tù ông lại tiếp tục hoạt động Cách mạng. Hiện nay đã chết.

           Ngôi nhà này cũng chứng kiến nhiều sự kiện gặp gỡ, hội nghị của các cán bộ Đảng viên trong thời kì Tân Việt và thời kì vận động chuyển hóa sang tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản. Đây cũng là nơi mà nhiều cán bộ của Đảng cũng đã đến và bắt liên lạc và nhận tài liệu Cách mạng cơ quan in của Đảng bộ, cũng có lúc được đặt tại nhà ông Nguyễn Văn Hồ (thời kỳ 1930-1931)[3].

4. Nhà ông Nguyễn Xuân Oanh

Ông Nguyễn Xuân Oanh cũng là Đảng viên được chuyển hóa từ năm 1930. Ông là người hoạt động năng nổ, tích cực, đã từng được cử vào Nghệ An để tìm bắt liên lạc với xứ ủy (1932) và là cán bộ cốt cán của phong trào trong tổng Thử Cốc, ông cũng là hạt nhân góp phần chắp nối sự liên lạc với các cán bộ Đảng viên còn lại để  thống nhất thành lập củng cố Đảng bộ Thanh Hoá vào năm 1934. Ông cũng hoạt động liên tục, cũng từng bị Pháp bắt cầm tù. Hiện nay đã chết.

         Ngôi nhà này chính là nơi tổ chức Đại hội đại biểu của Đảng bộ tỉnh (2/1941) để hưởng ứng khởi nghĩa Bắc sơn, Nam kỳ và quyết định thành lập vành đai căn cứ địa. Đó là một Hội nghị cực kì quan trọng quyết định sự phát triển của phong trào Cách mạng Thanh Hóa, và vì thế mà chiến khu Ngọc Trạo ra đời- đỉnh cao của thời kì phản đế cứu quốc của Thanh Hóa.

           Gia đình ông ở liền sát với đồn Phong Cốc, nhưng vẫn là cơ sở Cách mạng đáng tin cậy của Đảng. Nhiều cán bộ Đảng viên đến đây vẫn được che chở, bảo vệ an toàn[4].

          5. Địa điểm Vườn Trầu

          Vườn Trầu ở ngay đầu làng Phong Cốc. Đó là khu vườn trầu mà các Đảng viên Tân Việt Xuân Minh tổ chức làm kinh tế (như trồng trầu và nuôi gà). Đồng thời ở đó có một cuộc gặp quan trọng của các đồng chí lãnh đạo Đảng bộ Thanh Hóa họp để kiểm điểm tình hình và cử đồng chí Nguyễn Xuân Thúy đi Nghệ An để nhận chỉ thị của xứ ủy để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh ủng hộ Xô Viết-Nghệ Tĩnh. Vườn Trầu cũng là điểm liên lạc bắt mối của nhiều cán bộ Cách mạng[5].

           6. Địa điểm nhà ông Đỗ Huy Trinh

          Ông Đỗ Huy Trinh là một Đảng viên Tân Việt, tham gia Đảng cộng sản từ năm 1930- 1931. Tích cực tham gia việc tuyên truyền, xây dựng các cơ sở Đảng trong và ngoài địa phương. Là một chiến sỹ cộng sản kiên cường, hoạt động tích cực, có công trong thời kỳ củng cố Đảng bộ tỉnh (1934), là chiến sỹ du kích Ngọc Trạo, đã từng bị đế quốc Pháp cầm tù. Hiện nay đã chết.

Tại nhà ông đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như:

          -  4/1929 một lớp huấn luyện Tân Việt được tổ chức trong 3 tháng cho các Đảng viên ở huyện Thọ Xuân,Thiệu Hóa và Yên Định[6].

 - 17/3/1934 Hội nghị đại biểu các cơ sở Đảng ở trong tỉnh đã được triệu tập dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Tạo và Lê Chủ. Hội nghị đã bầu ra ban chấp hành Đảng bộ lâm thời 7 ủy viên. Đây là một sự kiện quan trọng ghi nhận sức sống bất diệt của Đảng bộ Thanh Hóa sau mấy năm bị khủng bố.

              - 6/1940 một cuộc họp của ban vận động mặt trận phản đế cứu quốc Tỉnh đã được tổ chức gồm 10 đại biểu và bầu ra ban chấp hành tỉnh ủy phản đế lâm thời gồm 3 đồng chí: Nguyễn Đức Nhuận, Lưu văn Ban và Đỗ Đông Uyên (đồng chí Nhuận là Bí thư).

 Nhà ông Đỗ Huy Trinh cũng từng là cơ quan in của Tỉnh ủy phản đế.

Suốt từ năm 1930 -1945, nhà ông Đỗ Huy Trinh là chỗ dừng chân quan trọng của Đảng. Nhiều cán bộ của xứ ủy, của tỉnh và các huyện đã qua lại nhà ông để họp hành, bắt liên lạc và hoạt động chắp nối tổ chức, chắp nối phong trào[7]

  7. Địa điểm nhà ông Đỗ Huy Kính

Ông Đỗ Huy Kính cũng là một cán bộ hoạt động cũ trước Cách mạng tháng Tám 1945 . Ông cũng là người có nhiều đóng góp tích cực cho việc chắp nối liên lạc với các cán bộ cốt cán của Đảng như Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Tiến Trình, Hoàng Xung Phong…trong thời kì thống nhất của các lực lượng Cách mạng ở trong tỉnh và bộ máy chỉ huy thống nhất là Đảng bộ lâm thời tỉnh (thời kì 1942- 1943).

 Nhà ông cũng là một cơ sở Cách mạng đáng tin cậy của Đảng.

Tháng 11/1940, cuộc hội nghị đại biểu các cơ sở Đảng ở trong tỉnh đã được triệu tập tại nhà ông Đỗ Huy Kính (làng Thuần Hậu, Xuân Minh) dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Bùi San- xứ ủy viên Trung kỳ, để thống nhất về mặt tổ chức và lực lượng Cách mạng theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương VI (11/1939). Tại hội  nghị này đồng chí Trần Hoạt được cử làm Bí thư, thời gian này cơ quan in của Đảng bộ tỉnh cũng đóng tại nhà ông.[8]

8. Mả Nung

Ngày 7/7/1937 thực hiện chủ trương của tỉnh Đảng bộ lâm thời cơ sở Đảng tổng Thử Cốc đã tổ chức một cuôc mít tinh kỉ niệm Quảng Châu công xã để kêu gọi ủng hộ Trung Hoa kháng Nhật tại cánh đồng Mả Nung làng Ngọc Trung, người diễn thuyết là đồng chí Đỗ Đông Uyên. Cuộc mít tinh có đến 300 người đến dự và tất cả đều tự nguyện ủng hộ từ 5 xu đến 1 hào để ủng hộ Trung Hoa, đồng thời nâng cao được tinh thần Quốc tế và làm cho quần chúng thấy rõ được nguy cơ của chủ nghĩa phát xít.[9]

          9. Địa điểm nhà thờ Cố Chuỷ (Lý lịch 1993 gọi là Cố Chủng)

           Nhà Cố Chủng (tức mẹ đồng chí Trịnh Khắc Chủng) làng Xá Lê là một gia đình ân nhân Cách mạng và có con là đồng chí Trịnh Khắc Chủng- một cán bộ hoạt động lâu năm (trước Cách mạng tháng Tám).

Tại đây đã diễn ra một sự kiện: cuối tháng 6/1941 hơn 60 đại biểu Cách mạng trong toàn tỉnh đã tập trung về làng Xá Lê để tham dự cuộc Đại hội mặt trận phản đế cứu quốc Thanh Hóa. Đại hội đã kiểm điểm lại việc thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh (2/1941 ở Phong Cốc) và nhất trí thông qua chủ trương xúc tiến nhanh chóng việc xây dựng vành đai căn cứ địa Cách mạng, phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang. Đồng chí Trịnh Ngọc Phước được bầu làm Bí thư   mặt trận phản đế cứu quốc tỉnh. Nhà Cố Chủng còn nuôi dấu, che chở cho nhiều cán bộ côt cán của Đảng[10].

Theo ý kiến của ông Trịnh Văn Sức (sinh năm 1950), nguyên Giám đốc Sở Thể thao thời kỳ 1997-2008, em họ của ông Trịnh Khắc Chuỷ, cháu nội của cố Chuỷ;  ông Trịnh Văn Chình, sinh năm 1937, người làng Xá Lê thì trong gia đình cố Chuỷ không có ai tên là Chủng, mà có đồng chí Trịnh Khắc Chuỷ (là cháu của ông Trịnh Văn Nông (cố Nông)) lão thành Cách mạng, gia đình cố Nông làm nghề thuốc bắc, có công trong việc bảo vệ, nuôi dấu cán bộ. Nhân dân vẫn thường hay kiêng không gọi tên tục của cố Nông nên gọi là nhà thờ cố Chuỷ.

10. Đồn Phong Cốc

 

Từ 1930 - 1945, hầu như không có địa phương nông thôn nào có đồn lính như ở Phong Cốc (và nếu có chỉ là những điểm canh gác và bốt gác). Còn ở đây thì là một đồn kiên cố với hàng trăm lính tinh nhuệ. Đồn có 3 tầng, ở mỗi tầng đều có lỗ chĩa súng ra các hướng như lô cốt.

          Có thể nói đồn Phong Cốc là một hình ảnh tương phản thể hiện sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của một trung tâm Cách mạng tiêu biểu của tỉnh Thanh hóa.[11]

         



[1] Bảo tàng Thanh Hoá, Lí lịch Cụm di tích các mạng xã Xuân Minh ngày 21/01/1993,  tr 13-14

[2] Bảo tàng Thanh Hoá, sđd, Tr. 14

[3] Bảo tàng Thanh Hoá, sđd, Tr.15

[4] Bảo tàng Thanh Hoá, Lí lịch Cụm di tích các mạng xã Xuân Minh ngày 21/01/1993, Tr. 15.

[5] Bảo tàng Thanh Hoá, sđd, Tr. 16.

[6] Bảo tàng Thanh Hoá, sđd, Tr. 16. Về sự kiện này, sách Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân, trang 75 có ghi:  “Tháng 4-1929, tai nhà Đỗ Huy Trinh, thôn Thuần Hậu, Ban chấp hành Đảng bộ Tân Việt đã mở lớp huấn luyện cho cán bộ Tân Việt ở các phủ huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định với nội dung: Bồi dưỡng nhận thức và phương pháp hoạt động, nguyên tắc xây dựng củng cố tổ chức, xây dựng quyết tâm phấn đấu cho đường lối Cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thẳng lợi. Lớp học do thầy giáo Lê Văn Tương thuộc Tỉnh bộ Tân Việt giảng dạy”.

[7] Bảo tàng Thanh Hoá, Lí lịch Cụm di tích các mạng xã Xuân Minh ngày 21/01/1993, Tr. 17.

Về sự kiện này, sách Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân, trang 75 có ghi: “Ngày 17/3/1934 các đồng chí Nguyễn Tạo, Bùi Đạt đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt của các cơ sở Cách mạng tuyên bố thành lập Tỉnh uỷ lâm thời tại Địa điểm nhà ông Đỗ Huy Trinh làng Thuần Hậu gồm các đồng chí: Lê Chủ, Bùi Đạt, Trịnh Khắc Sản, Trịnh Hiếu Thường, Hoàng Văn Mạnh, Lê Đình Ân và các đồng chí Đễnh (tác Mạc). Như vậy là cơ sở Cách mạng Thọ Xuân có ba người con ưu tú là Trịnh Hữu Thường, Trịnh Khắc Sản, Lê Đình Ân trở thành Tỉnh uỷ viên”

[8] Bảo tàng Thanh Hoá, Lí lịch Cụm di tích Cách mạng Xuân Minh, Tr. 17. Sự kiện này cũng được ghi trong Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Minh, Tr. 93; Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân, tr. 97.

[9] Bảo tàng Thanh Hoá , Sđd, Tr. 18.

[10] Lí lịch xếp hạng Tr. 20. Sự kiện này được ghi trong Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Minh, tr. 131. Và có chú thích: địa điểm họp tại Nhà thờ Cố Chuỷ (Xá Lê);

Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân, Tr. 135 có ghi: “Cuối tháng 6/1941, tại Xá Lê, 60 đại biểu đã về dự Đại hội Phản đế cứu quốc toàn tỉnh thống nhất chương trình hành động và bầu Ban chấp hành Mặt trận Phản đế cứu quốc do đồng chí Trịnh Ngọc Phớc được phân công làm Bí thư Tỉnh uỷ Phản đế cứu quốc. Hội nghị đã được tự vệ và quần chúng Xá Lê bảo vệ an toàn và giúp đỡ mọi mặt”.

[11] Lí lịch xếp hạng Tr. 21; Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Minh Tr.138; Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân ghi: “Cùng với mật thám và binh lính, chính quyền địch đã huy động lực lượng tuần phu bao vây, đàn áp. Chúng phát quang từng bờ rào, chặt cây cối, cướp lúa gạo, lợn gà, của cải của nhân dân, dỡ nhà cướp hết tài sản của các gia đình có người bị bắt hoặc đang thoát ly, chúng lập ra nhiều bốt gác trong vùng và xây đồn ở làng Phong Cốc. Chúng ban bố lệnh giới nghiêm và bắt mọi người phải đóng cửa ở trong nhà để dễ bề điểm danh, kiểm soát…”

Các điểm di tích cách mạng trên địa bàn xã Xuân Minh

Đăng lúc: 24/11/2022 14:39:40 (GMT+7)

Xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giới thiệu các điểm di tích lịch sử cách mạng

 Xã Xuân Minh giới thiệu những di tích và địa điểm di tích Cách mạng:

1. Đình làng Phong Cốc:

-  Sự kiện Lịch sử: Nhắc đến đình làng, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều hướng đến giá trị khởi nguyên của nó chính là giá trị về mặt văn hoá. Đình Phong Cốc trước khi ghi dấu những sự kiện Cách mạng thì ngôi đình này là ngôi đình có chức năng lớn trong việc sinh hoạt tín ngưỡng làng xã truyền thống và là nơi để thờ Thành hoàng làng - vị thần được cả dân làng tôn vinh và trong tâm tưởng của mỗi người nông dân truyền thống thì vị thần này có một sức mạnh lớn lao, bảo vệ cho dân làng được yên ổn, mùa màng tốt tươi, hoà cốc phong đăng.

 Về nhân vật được thờ tại đình. Hiện tại đình Phong Cốc không còn lưu giữ được bất cứ tư liệu thành văn nào ghi chép về hành trạng cũng như công lao của vị thần được thờ. Nhưng theo lời kể của các cụ cao niên thì đình Phong Cốc là nơi thờ vị thần hoàng của làng có tên là Nguyễn Viên Trung. Là quan tuần thú, có công trấn ải nước Ai Lao.

Quả vậy, hiện nay khu mộ của vị thần này vẫn còn, toạ lạc trên một gò cao giữa cánh đồng Mả Mít, thuộc địa phận làng Thạc, xã Xuân Lai, (giáp ranh với làng Phong Cốc, xã Xuân Minh) cách đình 1,5km về phía tây theo đường chim bay. Khu mộ này được xây dựng bằng vôi vữa, bê tông, đã nhuốm màu rêu phong cùng với những cây đại lâu năm trông thật cổ kính. Trước mộ Thành hoàng có khắc bia mộ mới bằng chữ Hán Thành hoàng Nguyễn Viên Trung chi mộ, nghĩa là: khu mộ của thành hoàng Nguyễn Viên Trung.

Như đã nói ở trên, công lao của Thành hoàng làng Phong Cốc cũng không còn tư liệu nào ghi chép ngoài những câu đối ca ngợi công lao của thần được đắp lại mới bằng chữ Hán ở cổng đình, ở khu mộ và viết trên cột cái của đình với nội dung giống nhau:

Phong Cốc dân cư địa ấp sơ,

Ai Lao hãn quốc gia thanh tại.

Có nghĩa là:

Nơi đây từ thuở sơ khai đã là nơi địa ấp của dân cư làng Phong Cốc,

Đánh dẹp Ai Lao, là trụ cột của đất nước tiếng thơm mãi còn lưu danh.

Ngoài việc thờ Thành hoàng làng, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là giai đoạn từ khi thành lập Đảng cho đến khi Cách mạng tháng Tám thành công (1930-1945), đình làng Phong Cốc là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, ghi dấu một thời kỳ hào hùng của Cách mạng Xuân Minh.

Đêm 4/5/1930, một cuộc họp kín gồm 10 đồng chí chuyển hóa từ hoạt động Tân Việt sang hoạt động cộng sản.

- Cũng tại đình Phong Cốc một chiếc xe Co-măng-cơ của pháp đến đọc lệnh bắt hai cán bộ cốt cán của Đảng bộ Thanh Hóa là Nguyễn Xuân Thuý và Nguyễn văn Hồ (6/1931).

- Đây là nơi vận động, tuyên truyền giác ngộ quần chúng trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 -1939), đặc biệt một cuộc đấu tranh lớn chống Tây đoan bắt và bắn chết người trong làng.

 Đó là cuộc đấu tranh tiêu biểu đầu tiên gây được tiếng vang lớn trên báo chí cả nước và mở đầu thời kì vận động dân chủ ở Thanh Hóa.

- Đầu năm 1938, có cuộc kết nạp 4 đồng chí vào Đảng tại đình (đó là đồng chí Việt, Phép, Tuân, Tạo).

- Đầu năm 1941 có cuộc họp quan trọng bàn cách đánh tháo cho hai đồng chí cán bộ là Vượng và Thống bị địch bắt.

- Tháng 7/1941 có cuộc họp thành lập ban cán sự vũ trang, cuối tháng 7 /1941 đưa lính về đóng tại đình. Tháng 10/1941 làm xong đồn thì Pháp mới cho lính rút khỏi đình.

- 1944-1945 thành lập Mặt trận Việt Minh tổng và tiến hành các công việc chuẩn bị cho khởi nghĩa cướp chính quyền, đồng thời là trụ sở của ủy ban Cách mạng lâm thời xã Minh-Nghĩa (gồm 4 xã bây giờ).

- 1946: đình Phong Cốc là nơi đặt máy in tiền tài chính của chính phủ.

- 1947-1952: đình là xưởng quân nhu của Bộ đội[1].

2. Nhà ông Nguyễn Xuân Thúy

Ông Nguyễn Xuân Thúy đã từng là Bí thư Đảng bộ Tân Việt Thanh Hoá năm 1928. Ông cũng là một trong số cán bộ Đảng viên có công trong việc thành lập Đảng bộ Thanh Hóa (từ cơ sở Tân Việt cũ) thời kỳ 1930-1931. Ông cũng từng bị đế quốc Pháp cầm tù nhiều lần (và đã bị giam ở Lao Bảo), ông là một chiến sỹ cộng sản kiên cường hoạt động liên tục cho Đảng và được giữ nhiều trọng trách của Đảng, chính quyền Thanh Hóa và hiện đã chết.

      Ngôi nhà này từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến việc thành lập tổ chức Tân Việt, sự chuyển hóa sang tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản, đồng thời là nơi cất giữ tài liệu bí mật của Đảng-nơi qua lại gặp gỡ với nhiều cán bộ Cách mạng trong thờ kỳ 1930- 1945…[2]

3. Nhà ông Nguyễn Văn Hồ

          Ông Nguyễn Văn Hồ cũng là một cán bộ lãnh đạo của Đảng bộ Tân Việt Thanh Hóa kiên định theo lập trường chủ nghĩa Mác- Lê Nin, ông rất tích cực vận động cho việc chuyển hóa sang tổ chức và hoạt động cộng sản, đồng thời có vai trò tích cực trong quá trình thành lập Đảng bộ Thanh Hóa (1930 -1931). Ông cũng bị đế quốc Pháp bắt và tuyên án 10 năm tù giam ở Lao Bảo,ra tù ông lại tiếp tục hoạt động Cách mạng. Hiện nay đã chết.

           Ngôi nhà này cũng chứng kiến nhiều sự kiện gặp gỡ, hội nghị của các cán bộ Đảng viên trong thời kì Tân Việt và thời kì vận động chuyển hóa sang tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản. Đây cũng là nơi mà nhiều cán bộ của Đảng cũng đã đến và bắt liên lạc và nhận tài liệu Cách mạng cơ quan in của Đảng bộ, cũng có lúc được đặt tại nhà ông Nguyễn Văn Hồ (thời kỳ 1930-1931)[3].

4. Nhà ông Nguyễn Xuân Oanh

Ông Nguyễn Xuân Oanh cũng là Đảng viên được chuyển hóa từ năm 1930. Ông là người hoạt động năng nổ, tích cực, đã từng được cử vào Nghệ An để tìm bắt liên lạc với xứ ủy (1932) và là cán bộ cốt cán của phong trào trong tổng Thử Cốc, ông cũng là hạt nhân góp phần chắp nối sự liên lạc với các cán bộ Đảng viên còn lại để  thống nhất thành lập củng cố Đảng bộ Thanh Hoá vào năm 1934. Ông cũng hoạt động liên tục, cũng từng bị Pháp bắt cầm tù. Hiện nay đã chết.

         Ngôi nhà này chính là nơi tổ chức Đại hội đại biểu của Đảng bộ tỉnh (2/1941) để hưởng ứng khởi nghĩa Bắc sơn, Nam kỳ và quyết định thành lập vành đai căn cứ địa. Đó là một Hội nghị cực kì quan trọng quyết định sự phát triển của phong trào Cách mạng Thanh Hóa, và vì thế mà chiến khu Ngọc Trạo ra đời- đỉnh cao của thời kì phản đế cứu quốc của Thanh Hóa.

           Gia đình ông ở liền sát với đồn Phong Cốc, nhưng vẫn là cơ sở Cách mạng đáng tin cậy của Đảng. Nhiều cán bộ Đảng viên đến đây vẫn được che chở, bảo vệ an toàn[4].

          5. Địa điểm Vườn Trầu

          Vườn Trầu ở ngay đầu làng Phong Cốc. Đó là khu vườn trầu mà các Đảng viên Tân Việt Xuân Minh tổ chức làm kinh tế (như trồng trầu và nuôi gà). Đồng thời ở đó có một cuộc gặp quan trọng của các đồng chí lãnh đạo Đảng bộ Thanh Hóa họp để kiểm điểm tình hình và cử đồng chí Nguyễn Xuân Thúy đi Nghệ An để nhận chỉ thị của xứ ủy để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh ủng hộ Xô Viết-Nghệ Tĩnh. Vườn Trầu cũng là điểm liên lạc bắt mối của nhiều cán bộ Cách mạng[5].

           6. Địa điểm nhà ông Đỗ Huy Trinh

          Ông Đỗ Huy Trinh là một Đảng viên Tân Việt, tham gia Đảng cộng sản từ năm 1930- 1931. Tích cực tham gia việc tuyên truyền, xây dựng các cơ sở Đảng trong và ngoài địa phương. Là một chiến sỹ cộng sản kiên cường, hoạt động tích cực, có công trong thời kỳ củng cố Đảng bộ tỉnh (1934), là chiến sỹ du kích Ngọc Trạo, đã từng bị đế quốc Pháp cầm tù. Hiện nay đã chết.

Tại nhà ông đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như:

          -  4/1929 một lớp huấn luyện Tân Việt được tổ chức trong 3 tháng cho các Đảng viên ở huyện Thọ Xuân,Thiệu Hóa và Yên Định[6].

 - 17/3/1934 Hội nghị đại biểu các cơ sở Đảng ở trong tỉnh đã được triệu tập dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Tạo và Lê Chủ. Hội nghị đã bầu ra ban chấp hành Đảng bộ lâm thời 7 ủy viên. Đây là một sự kiện quan trọng ghi nhận sức sống bất diệt của Đảng bộ Thanh Hóa sau mấy năm bị khủng bố.

              - 6/1940 một cuộc họp của ban vận động mặt trận phản đế cứu quốc Tỉnh đã được tổ chức gồm 10 đại biểu và bầu ra ban chấp hành tỉnh ủy phản đế lâm thời gồm 3 đồng chí: Nguyễn Đức Nhuận, Lưu văn Ban và Đỗ Đông Uyên (đồng chí Nhuận là Bí thư).

 Nhà ông Đỗ Huy Trinh cũng từng là cơ quan in của Tỉnh ủy phản đế.

Suốt từ năm 1930 -1945, nhà ông Đỗ Huy Trinh là chỗ dừng chân quan trọng của Đảng. Nhiều cán bộ của xứ ủy, của tỉnh và các huyện đã qua lại nhà ông để họp hành, bắt liên lạc và hoạt động chắp nối tổ chức, chắp nối phong trào[7]

  7. Địa điểm nhà ông Đỗ Huy Kính

Ông Đỗ Huy Kính cũng là một cán bộ hoạt động cũ trước Cách mạng tháng Tám 1945 . Ông cũng là người có nhiều đóng góp tích cực cho việc chắp nối liên lạc với các cán bộ cốt cán của Đảng như Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Tiến Trình, Hoàng Xung Phong…trong thời kì thống nhất của các lực lượng Cách mạng ở trong tỉnh và bộ máy chỉ huy thống nhất là Đảng bộ lâm thời tỉnh (thời kì 1942- 1943).

 Nhà ông cũng là một cơ sở Cách mạng đáng tin cậy của Đảng.

Tháng 11/1940, cuộc hội nghị đại biểu các cơ sở Đảng ở trong tỉnh đã được triệu tập tại nhà ông Đỗ Huy Kính (làng Thuần Hậu, Xuân Minh) dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Bùi San- xứ ủy viên Trung kỳ, để thống nhất về mặt tổ chức và lực lượng Cách mạng theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương VI (11/1939). Tại hội  nghị này đồng chí Trần Hoạt được cử làm Bí thư, thời gian này cơ quan in của Đảng bộ tỉnh cũng đóng tại nhà ông.[8]

8. Mả Nung

Ngày 7/7/1937 thực hiện chủ trương của tỉnh Đảng bộ lâm thời cơ sở Đảng tổng Thử Cốc đã tổ chức một cuôc mít tinh kỉ niệm Quảng Châu công xã để kêu gọi ủng hộ Trung Hoa kháng Nhật tại cánh đồng Mả Nung làng Ngọc Trung, người diễn thuyết là đồng chí Đỗ Đông Uyên. Cuộc mít tinh có đến 300 người đến dự và tất cả đều tự nguyện ủng hộ từ 5 xu đến 1 hào để ủng hộ Trung Hoa, đồng thời nâng cao được tinh thần Quốc tế và làm cho quần chúng thấy rõ được nguy cơ của chủ nghĩa phát xít.[9]

          9. Địa điểm nhà thờ Cố Chuỷ (Lý lịch 1993 gọi là Cố Chủng)

           Nhà Cố Chủng (tức mẹ đồng chí Trịnh Khắc Chủng) làng Xá Lê là một gia đình ân nhân Cách mạng và có con là đồng chí Trịnh Khắc Chủng- một cán bộ hoạt động lâu năm (trước Cách mạng tháng Tám).

Tại đây đã diễn ra một sự kiện: cuối tháng 6/1941 hơn 60 đại biểu Cách mạng trong toàn tỉnh đã tập trung về làng Xá Lê để tham dự cuộc Đại hội mặt trận phản đế cứu quốc Thanh Hóa. Đại hội đã kiểm điểm lại việc thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh (2/1941 ở Phong Cốc) và nhất trí thông qua chủ trương xúc tiến nhanh chóng việc xây dựng vành đai căn cứ địa Cách mạng, phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang. Đồng chí Trịnh Ngọc Phước được bầu làm Bí thư   mặt trận phản đế cứu quốc tỉnh. Nhà Cố Chủng còn nuôi dấu, che chở cho nhiều cán bộ côt cán của Đảng[10].

Theo ý kiến của ông Trịnh Văn Sức (sinh năm 1950), nguyên Giám đốc Sở Thể thao thời kỳ 1997-2008, em họ của ông Trịnh Khắc Chuỷ, cháu nội của cố Chuỷ;  ông Trịnh Văn Chình, sinh năm 1937, người làng Xá Lê thì trong gia đình cố Chuỷ không có ai tên là Chủng, mà có đồng chí Trịnh Khắc Chuỷ (là cháu của ông Trịnh Văn Nông (cố Nông)) lão thành Cách mạng, gia đình cố Nông làm nghề thuốc bắc, có công trong việc bảo vệ, nuôi dấu cán bộ. Nhân dân vẫn thường hay kiêng không gọi tên tục của cố Nông nên gọi là nhà thờ cố Chuỷ.

10. Đồn Phong Cốc

 

Từ 1930 - 1945, hầu như không có địa phương nông thôn nào có đồn lính như ở Phong Cốc (và nếu có chỉ là những điểm canh gác và bốt gác). Còn ở đây thì là một đồn kiên cố với hàng trăm lính tinh nhuệ. Đồn có 3 tầng, ở mỗi tầng đều có lỗ chĩa súng ra các hướng như lô cốt.

          Có thể nói đồn Phong Cốc là một hình ảnh tương phản thể hiện sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của một trung tâm Cách mạng tiêu biểu của tỉnh Thanh hóa.[11]

         



[1] Bảo tàng Thanh Hoá, Lí lịch Cụm di tích các mạng xã Xuân Minh ngày 21/01/1993,  tr 13-14

[2] Bảo tàng Thanh Hoá, sđd, Tr. 14

[3] Bảo tàng Thanh Hoá, sđd, Tr.15

[4] Bảo tàng Thanh Hoá, Lí lịch Cụm di tích các mạng xã Xuân Minh ngày 21/01/1993, Tr. 15.

[5] Bảo tàng Thanh Hoá, sđd, Tr. 16.

[6] Bảo tàng Thanh Hoá, sđd, Tr. 16. Về sự kiện này, sách Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân, trang 75 có ghi:  “Tháng 4-1929, tai nhà Đỗ Huy Trinh, thôn Thuần Hậu, Ban chấp hành Đảng bộ Tân Việt đã mở lớp huấn luyện cho cán bộ Tân Việt ở các phủ huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định với nội dung: Bồi dưỡng nhận thức và phương pháp hoạt động, nguyên tắc xây dựng củng cố tổ chức, xây dựng quyết tâm phấn đấu cho đường lối Cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thẳng lợi. Lớp học do thầy giáo Lê Văn Tương thuộc Tỉnh bộ Tân Việt giảng dạy”.

[7] Bảo tàng Thanh Hoá, Lí lịch Cụm di tích các mạng xã Xuân Minh ngày 21/01/1993, Tr. 17.

Về sự kiện này, sách Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân, trang 75 có ghi: “Ngày 17/3/1934 các đồng chí Nguyễn Tạo, Bùi Đạt đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt của các cơ sở Cách mạng tuyên bố thành lập Tỉnh uỷ lâm thời tại Địa điểm nhà ông Đỗ Huy Trinh làng Thuần Hậu gồm các đồng chí: Lê Chủ, Bùi Đạt, Trịnh Khắc Sản, Trịnh Hiếu Thường, Hoàng Văn Mạnh, Lê Đình Ân và các đồng chí Đễnh (tác Mạc). Như vậy là cơ sở Cách mạng Thọ Xuân có ba người con ưu tú là Trịnh Hữu Thường, Trịnh Khắc Sản, Lê Đình Ân trở thành Tỉnh uỷ viên”

[8] Bảo tàng Thanh Hoá, Lí lịch Cụm di tích Cách mạng Xuân Minh, Tr. 17. Sự kiện này cũng được ghi trong Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Minh, Tr. 93; Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân, tr. 97.

[9] Bảo tàng Thanh Hoá , Sđd, Tr. 18.

[10] Lí lịch xếp hạng Tr. 20. Sự kiện này được ghi trong Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Minh, tr. 131. Và có chú thích: địa điểm họp tại Nhà thờ Cố Chuỷ (Xá Lê);

Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân, Tr. 135 có ghi: “Cuối tháng 6/1941, tại Xá Lê, 60 đại biểu đã về dự Đại hội Phản đế cứu quốc toàn tỉnh thống nhất chương trình hành động và bầu Ban chấp hành Mặt trận Phản đế cứu quốc do đồng chí Trịnh Ngọc Phớc được phân công làm Bí thư Tỉnh uỷ Phản đế cứu quốc. Hội nghị đã được tự vệ và quần chúng Xá Lê bảo vệ an toàn và giúp đỡ mọi mặt”.

[11] Lí lịch xếp hạng Tr. 21; Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Minh Tr.138; Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân ghi: “Cùng với mật thám và binh lính, chính quyền địch đã huy động lực lượng tuần phu bao vây, đàn áp. Chúng phát quang từng bờ rào, chặt cây cối, cướp lúa gạo, lợn gà, của cải của nhân dân, dỡ nhà cướp hết tài sản của các gia đình có người bị bắt hoặc đang thoát ly, chúng lập ra nhiều bốt gác trong vùng và xây đồn ở làng Phong Cốc. Chúng ban bố lệnh giới nghiêm và bắt mọi người phải đóng cửa ở trong nhà để dễ bề điểm danh, kiểm soát…”

thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn Vinh Quang, xã Xuân Minh, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373545368
Email: ubndxaxuanminh@gmail.com