Đến năm 1985, sau mấy năm thựchiện chỉ thị khoán 100, tình hình sản xuất và quản lý lao động ở Xuân Minh nói riêng và trong huyện, trong tỉnh nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ năm 1981- 1985, chỉ trong 5 năm, từ một xã nghèo và nhiều khó khăn bất cập, Xuân Minh đã có nhiều cố gắng phấn đấu để trở thành một trong vài xã tiên tiến ở vùng tả ngạn của huyện Thọ Xuân. Trong những năm này, Xuân Minh còn được biểu dương liên tục về tinh thần vượt khó và sự năng động trong điều hành sản xuất cũng như sự chú trọng đến phát triển ngành nghề. Đặc biệt là do khai thác đựơc nguồn than đá với giá cả hợp lý mà việc nung gạch, ngói, vôi phục vụ nhu cầu đời sống, xây dựng và sản xuất của nhân dân trong xã được đáp ứng một cách kịp thời, đầy đủ hơn. Tuy nhiên đến năm 1985, việc thực hiện Chỉ thị khoán 100 cũng bắt đầu bộc lộ những hạn chế, tiêu cực, rõ nhất là việc xuất hiện tình trạng khoán trắng khá cao đối với nhóm và người lao động, đồng thời thực hiện không đúng với nguyên tắc "năm khâu 3 việc" như Chỉ thị 100 đã đề ra, cho nên đã dẫn đến sự mất cân bằng trong việc định công, chấm điểm và ăn chia phân phối v.v... Để nhanh chóng khắc phục tình trạng khoán trắng tiêu cực này, Đảng uỷ xã Xuân Minh đã tiến hành kiểm tra, uốn nắn sử lý kịp thời những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong đội ngũ cán bộ Đảng viên (mà chủ yếu là là ở Ban quản trị và đội ngũ sản xuất...). Nhờ đó mà tình hình chính trị, tư tưởng và các phong trào thi đua sản xuất đã trở lại ổn định để phát triển một cách thực chất hơn.
Tháng 11- 1985, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ Thọ Xuân, Đại hội Đảng bộ xã Xuân Minh đã được tổ chức để xác định nhiệm vụ và hướng đi mới trong thời gian tới. Tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Xuân Hữu (nguyên Thiếu tá quân đội nghỉ chế độ tại địa phương) được tín nhiệm bầu làm Bí thư. Với nhiều gương mặt mới, Ban chấp hành Đảng bộ xã khoá này đã có nhiều cố gắng trong việc ổn định tình hình tổ chức, tư tưởng sau một vài biến động xử lý tiêu cực tại địa phương, đồng thời tiếp tục duy trì giữ vững phong trào thi đua sản xuất theo mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ đã đề ra để đáp ứng với niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã.
Bước sang năm 1986, tình hình chính trị kinh tế, xã hội của Thanh Hoá cũng như cả nước đều đứng trước những khó khăn gay gắt (như sản xuất tăng chậm và hiệu quả thấp, phân phối lưu thông có nhiều lúng túng, đời sống nhân dân còn nghèo, tiêu cực lại có chiều hướng tăng...). Bên cạnh đó, tình hình quốc tế lại đang diễn biến phức tạp, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đang tiến hành đuờng lối cải cách nhưng lại trong tình trạng khủng hoảng và mất ổn định nghiêm trọng. Điều đó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hướng đi của chúng ta.
Tháng 12- 1986, để tìm cách vượt qua những khó khăn thử thách nghiêm trọng đang diễn ra, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã tổ chức khẩn trương tại thủ đô Hà Nội. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật và nghiêm khắc chỉ ra nhũng sai lầm khuyết điểm, Đại hội VI đã thống nhất định ra một đường lối Đổi mới - thông thoáng, mở cửa, hội nhập để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và tiến lên một cách toàn diện, vững chắc. Đến các Đại hội VII, Đại hội VIII và Đại hội IX, Đảng ta vẫn kiên định lập trường đổi mới theo hướng ngày một cụ thể, hoàn thiện hơn.
Thấm nhuần đướng lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Xuân Minh đoàn kết một lòng để quyết tâm đem hết tinh thần, sức lực thực hiện tiếp tục hai nhiện vụ chiến lược: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên cơ sở "phải đổi mới tư duy", trước hết là tư duy kinh tế, đồng thời đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác v.v...Trước mắt toàn xã cũng như toàn huyện, toàn tỉnh cần tập trung thực hiện cho bằng được 3 chương trình mục tiêu kinh tế là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Xuân Minh cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách. Đó là sự thiếu thốn nghiêm trọng về tiền vốn, vật tư, làm hạn chế rất nhiều đến việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất nông nghiệp. Việc vay vốn ngân hàng đến việc thu mua và bao tiêu sản phẩm đều có nhiều bất cập, cộng thêm vào đó là có sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường làm giá cả bấp bênh đã gây ảnh hưởng đến sản xuất và người lao động. Trong công cuộc đổi mới, việc tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật của cán bộ và nhân dân trong xa cũng còn nhiều hạn chế, và lề thói làm ăn nhỏ lẻ phân tán, lạc hậu manh mún của nhân dân vẫn chưa chấm dứt cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc canh tác theo quy hoạch thâm canh và định canh. Ngoài ra, trước những tác động gay gắt của cơ chế thị trường, việc quản lý tổ chức thực hiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của đội ngũ cán bộ trong xã còn biểu hiện sự lúng túng và thiếu kinh nghiệm. Do đó, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới đội ngũ cán bộ trên cở sở kiện toàn theo quy trình dân chủ để lựa chọn, đề bạt bổ sung kịp thời những người có trình độ năng lực, phẩm chất tốt với xu hướng trẻ hoá từng bước để gánh vác những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân giao phó. Và nhiệm vụ này đã được thực hiện tốt qua các kỳ Đại hội Đảng bộ từng năm 1986- 1987 cho đến nay. Với truyền thống của quê hương cách mạng luôn lấy đoàn kết làm mục tiêu then chốt, cán bộ Đảng viên và nhân dân Xuân Minh đã chung sức chung lòng tháo gỡ khó khăn từng bước để vươn lên giành thắng lợi theo đường lối đổi mới.
Ngày 5 tháng 4 năm 1988, để khắc phục kịp thời những hạn chế, tiêu cực trong việc thực hiện khoán 100, mở ra hướng phát triển mới trong nông nghiệp, Bộ chính trị đã ban hành nghị quyết trung ương 10 về quản lý nông nghiệp với nội dung khoán mới đó là việc khoán hộ (vì vậy mà chúng ta vẫn quyen gọi là chính sách khoán hộ là "khoán 10").
Ở Xuân Minh với việc thực hiện chính sách khoán hộ mà từ năm 1988 trở đi tình hình sản xuất nông nghiệp nói riêng và tình hình kinh tế - xã hội nói chung đã có sự chuyển biến rõ rệt, nhanh chóng rất đáng mừng. Từ đây, trên mảnh đất được giao, người nông dân mới thực sự được phát huy quyền làm chủ của mình để lao động sản xuất một cách nhiệt tình với hiệu quả cao nhất. Nhờ chính sách này mà hộ nông dân nắm quyền chủ động trong tất cả các khâu sản xuất (từ cày bừa, gieo cấy, giống, phân đến thu hoạch ....) và tiêu thụ sản phẩm, còn hợp tác xã nông nghiệp chuyển dần sang mô hình hợp tác xã dịch vụ, phục vụ các yêu của nông dân trên cở sở thoả thuận và ký kết hợp đồng. Còn việc điều hành sản xuất và thu thuế đất là nhiệm vụ của chính quyền xã.
Trong bước chuyển đổi mới của mình, hợp tác xã dịch vụ xã Xuân Minh đã từng bước phát huy được vai trò của mình trong việc xây dựng kế hoạch bám sát thời vụ, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi và cung ứng kịp thời giống, phân bón, vật tư, nguyên liệu thiết yếu cho nông dân, đồng thời làm tốt nhiệm vụ điều tiết nước và tưới tiêu hiệu quả trên khắp các xứ đồng v.v..
Đến năm 1993, thực hiện Chỉ thị 02/ CT- TU của trung ương về việc giao đất lâu dài cho nông dân, Đảng uỷ và chính quyền xã Xuân Minh đã chỉ đạo chặt chẽ việc đo đạc ruộng đất, phân mảnh định hạng chuẩn xác để phân chia ruộng đất cho các hộ theo nhân khẩu một cách công bằng trên tinh thần có gần, có xa, có xấu, có tốt. Tuy nhiên, đối với hộ chính sách có khó khăn thì trong lúc phân chia, xã cũng có sự ưu tiên hơn các hộ bình thường khác. Từ đây, hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế độc lập. Tất cả mọi ruộng đất ao hồ, đồng bãi đựơc giao quyền sử dụng lâu dài, hộ nông dân vẫn có quyền chuyển nhượng, thuê khoán và sản xuất một cách hoàn toàn chủ động. Nhờ đó mà đã giải phóng được sức sản xuất và phát huy vai trò làm chủ của các hộ nông dân trong mở mang sản xuất tuỳ theo trình độ, khả năng cho phép. Với việc phân chia ruộng đất lâu dài cho nông dân và việc đem khoán thầu của các khu vực đất hoang hoá, hoặc các diện tích mặt nước chưa được phát huy đã mở ra thời kỳ phát triển các trang trại trồng trọt, chăn nuôi,hoặc mô hình vườn- ao- chuồng một cách hiệu quả ở các làng trong xã.
Sau những năm thực hiện chính sách khoán hộ và giao đất lâu dài cho nông dân, tình hình sản xuất và kinh tế xã hội của xã Xuân Minh có sự chuyển biến rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc giao đất cho nông dân còn bộc lộ sự manh mún, phân tán, gây khó khăn trở ngại đến việc đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và thực hiện các tiến bộ khoa học kỹ thuật v.v... Ngoài ra, việc chia đất manh mún còn làm cho việc quản lý và khai thác theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ rất khó thực hiện.
Để khắc phục tình trạng trên, từ tháng 7 năm 1998, sau một thời gian ngắn có 3 tháng, cuộc vận động đổi điền, dồn thửa theo tinh thần Chỉ thị số 11 của huyện uỷ Thọ Xuân (ký ngày 25 tháng 6 năm 1998) ở Xuân Minh đã cơ bản hoàn thành. Thực chất, đây là cuộc vận động cách mạng sâu rộng không phải mấy dễ dàng, nhưng với kết quả thu đựơc đã tạo ra những điều kiện thuận lợi phát huy nội lực và khai thác tối đa tiềm năng lao động đất đai để phát triển sản xuất theo xu hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá. Toàn xã từ trên 2500 thửa, đến nay còn lại 2146 thửa (giảm được gần 1/2 thửa so với trước). Điều đó có tác dụng khắc phục được rất nhiều tình trạng phân tán và manh mún trong sản xuất, đồng thời tạo ra điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình đầu tư thâm canh và phát huy tiềm năng đất đai một cách ổn định, lâu dài hơn.
Như vây, từ năm 1996 đến 2000, do nhận thức đầy đủ các chủ trương chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước và biết vận dụng sáng tạo, phù hợp vào điều kiện thực tế của địa phương, Đảng bộ Xuân Minh đã lãnh đạo chính quyền và nhân dân trong xã thực hiện một cách có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tại chỗ, rồi từng bước vươn ra thị trường trong, ngoài huyện và đẩy mạnh khai thác tối đa tiềm năng lao động, đất đai để tạo ra nguồn lực phát triển một nền kinh tế nông nghiệp toàn diện, vững chắc. Trong những năm này (1996- 2000), sản xuất nông nghiệp đã có những tiến bộ khá toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi và trồng cây công nghiệp (như mía) để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Lam Sơn.
Do biết tận dụng khai thác tiềm năng đất đai, lao động, vật tư, tiền vốn đến việc tích cực vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị thu nhập cao mà sự thu nhập kinh tế của Xuân Minh trên lĩnh vực sản xuất đều tăng tiến nhanh chóng. Riêng tổng sản phẩm lương thực quy ra thóc bình quân trong 5 năm (từ năm 1996- 2000) đã đạt tới mức 2593 tấn/ năm ( tăng 11,3% so với mức bình quân giai đoạn 1990- 1995). Còn về chăn nuôi, tổng đàn lợn lúc này cũng đạt bình quân 1666 con/ năm (tăng 10,5% so với 5 năm trước). Riêng về trâu bò cũng đạt bình quân 435 con/năm. Ngoài ra, sản lượng cá và các loại gia cầm khác cũng đều tăng so với trước.
Đến năm 2000, lĩnh vực công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dich vụ mua bán ở Xuân Minh cũng phát triển đa dạng (như mộc dân dụng, cơ khí sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản và thức ăn gia súc cùng sự hình thành một số tụ điểm dịch vụ mua bán v.v...) đã tạo điều kiện cho sự chuyển dịch kinh tế ở từng làng và ở nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết việc làm và năng cao mức sống cho người lao động.
Nhìn chung, từ năm 1996- đến 2000, nền kinh tế của Xuân Minh đã thực sự đi vào thế ổn đinh, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 7,5% GDP bình quân đầu người năm 1995 đạt 123,6 USD, năm 1999 đạt 155,2 USD. Tổng sản lượng quy thóc tăng 11,5% so với mức bình quân thời kỳ 1991 - 1995. Ngoài việc đảm bảo nhu cầu lương thực và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, mỗi năm Xuân Minh có 1000 tấn lương thực hàng hoá được lưu thông trên thị trường trong, ngoài huyện. Tổng thu ngân sách nhà nước thời kỳ 1996 - 2000 tăng gấp 3,2 lần so với 5 năm trước.
Trong những năm qua, do biết huy động được nhiều nguồn vốn và công sức của nhân dân, đồng thời biết tranh thủ được nhiều nguồn vốn hỗ trở của các ngành, các cấp từ huyện trở lên, hệ thống điện - đường- trường- trạm và các công trình hạ tầng cở sở nói chung đã được đầu tư xây dựng khá nhiều (như xây dựng trạm bơm Thiên Lộc, nâng cấp phối đường Lê Hoàn, đường các thôn Quang Trung, Vinh Quang, bê tông hoá đường thôn Thuần Hậu, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng trạm xá và trường mầm non, nhà văn hoá và khu làm việc của xã v.v...).
Do kinh tế phát triển mà đến năm 2005, ở Xuân Minh, số hộ có mức sống trung bình trở lên chiếm 85%, số hộ có nhà bê tông kiên cố là 195 hộ, nhà tranh che tạm bợ đã hoàn toàn xoá sổ, 100% số hộ được sử dụng điện sáng. Cả xã có 15 ôtô và xe công nông, 25 hộ có máy cày bừa phục vụ sản xuất, 872 hộ có máy thu hình, 347 hộ có xe máy,230 hộ có điện thoại.
Như vậy, từ năm 1986- 2009, sau 23 năm gia sức phấn đấu thành công trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Đảng bộ và nhân dân Xuân Minh đã thu được nhiều thành tựu rất đáng kể:
- Thành tựu kinh tế:
Đến năm 2008, tổng thu nhập GDP của xã đạt ở mức 37 tỷ đồng ( trong đó nông lâm nghiệp chiếm 55%, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ 25% và dịch vụ khác 20%). Bình quân đầu người trong thời điểm từ 2005- 2009 đạt 7 triệu đồng/ năm. Tổng sản lượng quy thóc phấn đấu ổn định ở mức 3500 tấn/ năm. Riêng sản lượng mía nguyên liệu ổn định hàng năm từ 3600 - 4000 tấn. Giá trị sản xuất/ ha canh tác bình quân từ 30 triệu đồng trở lên. Có nhiều cánh đồng đã đạt từ mức 40 - 50 triệu đồng/ ha.
Về chăn nuôi, năm 1995 tổng đàn trâu bò của xã là 900 con, đến năm 2008 đã tăng lên trên 2000 con, bình quân mỗi hộ đã nuôi từ hai con trở lên. Trong những năm từ 2005- 2009, ngoài việc củng cố phát triển đàn gia súc, việc phát triển đàn gia cầm cũng rất được chú trọng theo hướng bán công nghiệp để phấn đấu đến năm 2010 đưa giá trị chăn nuôi tăng gấp 3 lần so với năm 2005.
Trong 10 năm trở lại đây (2000- 2009), bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều đạt 10% trở lên. Việc thu ngân sách hàng năm cũng tăng bình quân hơn 5%/ năm.
Về xây dựng: đã kiên cố hoá đường giao thông liên thôn và bê tông hoá xong hệ thống đường ở các thôn, xóm. Do biết tập trung nguồn vốn, nên đến năm 2009 đã xây dựng xong khu trường mầm non và bổ sung, nâng cấp cở sở vật chất trường trung học cở sở đạt yêu cầu chuẩn quốc gia. Ngoài ra, xã còn đầu tư nâng cấp khu công sở để đảm bảo nơi làm việc cho bộ máy Đảng, chính quyền và khối đoàn thể mặt trận nói chung.
Do kinh tế có sự phát triển vượt bậc mà trong những năm qua tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) mỗi năm đã giảm từ 2- 3%. Đến năm 2009, số hộ nghèo còn hơn 4%.
So với thời kỳ trước đổi mới, bộ mặt của các làng xóm và xã nói chung đã có sự đổi thay to lớn. Giờ đây, mỗi khi đi xa về, bất kỳ ai cũng đều cảm nhận rõ ràng rằng quê nghèo Xuân Minh xưa kia giờ đây đã là vùng nông thôn hiện đại, khang trang với đầy đủ hệ thống hạ tầng cơ sở điện đường - trường - trại và nhà cửa kiên cố mọc lên liên tiếp theo quy hoạch dọc, ngang thẳng tắp. Công cuộc đổi điền, dồn thửa lần hai trong năm 2009 này đã thành công (từ 5280 thửa năm 1998 dồn lại chỉ còn 2146 thửa), mở ra một hướng sản xuất thâm canh và khai thác đất đai của toàn xã càng trở nên hiệu quả. Các phương tiện cơ giới có thể đi được từ xứ đồng này đến xứ đồng khác nhờ có sự mở rộng kiên cố hoá đường kênh mương, nội đồng....
Với đà này, chỉ trong vài năm tới, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Xuân Minh chắc chắn sẽ còn gặt hái được nhiều thành tựu to lớn và đáng kể hơn nữa.
- Thành tựu về văn hoá - xã hội:
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ( 1986- 2009), bên cạnh những thành tựu về kinh tế, Xuân Minh còn có những tiến bộ vượt bậc trên lĩnh vực văn hoá xã hội.
Bước vào thời kỳ đổi mới, mặc dù còn rất nhiều bất cập, khó khăn về vật tư, tiền vốn, nhưng vì có sự nhận thức đúng xem giáo dục là quốc sách hàng đầu để tiến hành thành công đường lối đổi mới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá, Đảng bộ, chính quyền xã Xuân Minh vẫn dành sự ưu tiên số một cho việc đầu tư nâng cấp các hệ thống trường, lớp cùng trang thiết bị phục vụ việc dạy và học trong trường. Nhờ đó mà đến nay, hệ thống trường phổ thông ( cấp I, cấp II) và nhà trẻ mẫu giáo đã hoàn thiện, nâng cấp cả về quy mô, hình thức theo hướng chuẩn quốc gia. Toàn xã đã cơ bản hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù trong độ tuổi. Hàng năm tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp các cấp đều tăng lên trông thấy. Số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp mỗi năm một nhiều hơn. Tính đến nay, toàn xã Xuân Minh đã có hơn 300 người có trình độ đại học và trên đại học hiện đang công tác trên khắp mọi miền đất nước. Nhiều học sinh từ mái trường Xuân Minh ra đi, nhờ học hành đỗ đạt và công tác tốt đã trưởng thành và giữ nhiều trọng trách trong xã hội, làm vẻ vang cho đất nước quê hương.So với nhiều vùng quê trong huyện, thì Xuân Minh luôn là nơi được đánh giá là có truyền thống hiếu học. Mặc dù trong thời buổi cơ chế thị trường, nhưng "đạo lý tôn sư trọng đạo" và quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội vẫn được phát huy một cách tốt nhất. Chính nhờ đó mà trong thời gian qua, ngành giáo dục ở Xuân Minh đã có sự tiến bộ vượt bậc. Các trường tiểu học, trung học cơ sở và trường mầm non trong thời gian qua liên tiếp được công nhận là trường tiên tiến cấp huyện. Riêng trường tiểu học đã được cấp trên công nhận là trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn từ năm 2000 - 2005.
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá, thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương V khoá VIII về việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở Xuân Minh đã liên tục phát động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở tất cả các làng. Trong giai đoạn từ 2000- 2005, Xuân Minh đã khai trương được 3 làng văn hoá (gồm Ngọc Trung, Quang Hoa, Thiên Lộc) và một cơ quan văn hoá là trường tiểu học, đồng thời làm thủ tục đề nghị công nhận một làng văn hoá cấp tỉnh, 1 làng văn hoá cấp huyện. Cho đến nay đã có 6/6 làng đều khai trương xây dựng làng văn hoá, trong đó có 2 làng đựoc công nhận làng văn hoá cấp tỉnh và 1 làng được công nhận làng văn hoá cấp huyện. Nhờ đó chương trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được chú trọng thường xuyên, cho nên nếp sống văn minh trong sinh hoạt, cưới xin, tang lễ, hội họp có nhiều chuyển biến rất tích cực. Hàng năm, số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá chiểm từ 70- 80%.
Thời kỳ này, do kinh tế phát triển nên hoạt động văn nghệ và thể dục thể thao được duy trì và hoạt động rất sôi nổi. Riêng về thể dục thể thao, xã đã thành lập đụơc câu lạc bộ bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá và hai đội thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi (ở thôn Phong Cốc và Vinh Quang). Hiện tại đã có 6/6 thôn có trung tâm văn hoá, 5/6 thôn có sân vận động bóng đá, bóng chuyền, cầu lông. Nhìn chung, cơ sở thể dục thể thao đựơc tăng cường đều khắp. Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường cũng được coi trọng và chú ý thường xuyên.
Về lĩnh vực y tế , dân số và kế hoạch hoá gia đình là một tiến bộ nổi bật ở Xuân Minh. Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đựơc quan tâm cải thiện không ngừng. Mạng lưới y tế từ xã đến thôn đựơc củng cố tăng cường đã phát huy tốt công tác khám và điều trị thông thường, đồng thời thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, vệ sinh môi trường v.v... Nhờ đó mà đã hạn chế và ngăn chặn kịp thời các loại dịch bệnh. Trạm xá xã với cơ ngơi đầy đủ và lực lượng bác sĩ, y sĩ , y tá, nữ hộ sinh đúng tiêu chuẩn đã trở thành một trung tâm y tế đáng tin cậy của nhân dân. Hiện nay, trạm xá xã cũng được công nhận là đơn vị chuẩn quốc gia. Về dân số, do công tác truyền thông triển khai tích cực và hiệu quả nên đã làm ổn định việc tăng dân số tự nhiên hàng năm ở trong xã chỉ ở mức từ 0,7- 0,8%
Bên cạnh thành tích về giáo dục, văn hoá-thể thao và y tế, xã cũng có nhiều tiến bộ về việc thực hiện tốt các chính sách xã hội và xoá đói giảm nghèo. Việc chi trả các chế độ và quan tâm thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng, các gia đình thương binh, liệt sỹ và các đối tượng chính sách khác là những việc rất được lãnh đạo xã chú trọng thực hiện một cách đầy đủ và không có gì đáng tiếc xảy ra. Các hoạt động xoá đói giảm nghèo, xây nhà tình nghĩa và giúp đỡ thiết thực đối với các đối tượng khó khăn đặc biệt, hoặc quan tâm động viên đối với những học sinh nghèo vượt khó v.v.....đều là những hoạt động tích cực mang tính nhân văn tốt đẹp ở Xuân Minh trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Thành tựu về an ninh - quốc phòng
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá từ 1986 đến nay, công tác an ninh, quốc phòng ở Xuân Minh vẩn luôn được chú trọng một cách đặc biệt. Nhờ đó mà địa phương luôn giữ được thế ổn định để phát triển.
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xã Xuân Minh đã cương quyết đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, các hành vi đi ngược với pháp luật để bảo vệ an nịnh tại địa phương. Trong quá trình thực hiện chủ trương bảo vệ an ninh Tổ quốc, an ninh nông thôn, xã đã rất chú trọng đến việc cũng cố xây dựng lực lượng công an nhân dân và hệ thống tổ dân cư tự quản, nhờ đó kịp thời phát hiện, xử lý ngăn chặn các hành vi phạm pháp, tiêu cực diễn ra tại địa bàn. Với những hoạt động và đóng góp tích cực trong việc đảm bảo trật tự an ninh tại địa phương mà lực lượng công an xã đã mấy lần được công nhận danh hiệu là đơn vị quyết thắng.
Về công tác quốc phòng, xã cũng rất chú trọng đến việc củng cố xây dựng, tổ chức lực lượng quốc phòng và khu vực phòng thủ vững chắc phù hợp với điều kiện địa phương để sẵn sằng đối phó với bầt kỳ tình huống xấu nào xảy ra. Trong nhiều năm qua, do làm tốt công tác tư tưởng trong lực lượng thanh niên mà công tác nghĩa vụ quân sự của Xuân Minh luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kế hoạch được giao. Giữ vũng truyền thống của quê hương cách mạng, tất cả mọi quân nhân người Xuân Minh đều ra sức phấn đấu để xứng danh là bộ đội cụ Hồ. Từ năm 1986 đế nay, trong xã không có trường hợp nào đào ngũ và chốn tránh nghĩa vụ. Với thành tích đã đạt được, Xuân Minh đã vinh dự được huyện, tỉnh khen thưởng và công nhận là địa phương có phong trào hoạt động quân sự tốt.
- Những thành tựu trong cống tác củng cố, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng.
Thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá (1986 - 2009), mặc dù trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp nhưng toàn thể Đảng viên trong Đảng bộ Xuân Minh vẫn kiên định lập trường theo đường lối mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Qua thực tiễn hoạt động, Đảng bộ Xuân Minh đã đóng góp vai trò hết sức quan trọng, góp phần quyết định mọi thắng lợi trong xã, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. Tuy nhiên, con đường đi lên của Đảng bộ Xuân Minh trong thời kỳ đổi mới, côngnghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn không phải lúc nào cũng dễ dàng, bằng phẳng, mà liên tục gặp những khó khăn, thử thách. Có lúc trong nội bộ phát sinh những mâu thuẫn và mất đoàn kết kéo dài. Thậm chí như khoá Đảng bộ giai đoạn từ 2000- 2005, do kiện cáo về việc chia, bán đất, một số cán bộ chủ chốt trong Đảng bộ đã bị thanh tra, kiểm điểm mà hậu quả cho đến nay vẫn còn phải tiếp tục tháo gỡ. Nhưng với truyền thống đoàn kết nhất trí của một vùng quê cách mạng, Đảng bộ Xuân Minh đã kiên quyết đấu tranh loại bỏ những biểu hiện tiêu cực đi ngược lại với quyền lợi của toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong xã để làm cho Đảng bộ xứng đáng với danh hiệu là Đảng bộ trong sạch, vũng mạnh. Trong thời gian từ cuối năm 1985- 2009, Đảng bộ Xuân Minh đã trải qua 7 kỳ Đại hội như:
+ Đại hội khoá 1985- 1987 (tổ chức vào tháng 11 năm 1985, do đồng chí Nguyễn Xuân Hữu làm Bí thư )
+ Đại hội khoá 1987- 1991 (tổ chức vào thang 6 - 1987, do đồng chí Nguyễn Xuân Hữu làm Bí thư)
+ Đại hội khóa 1991- 1994 (tổ chức vào tháng 3 năm 199, do đồng chí Trịnh Văn Đảm làm Bí thư )
+ Đại hội khoá 1994- 1996 (tổ chức tháng 6 năm 1994, do đồng chí Trịnh Văn Đảm làm Bí thư )
+ Đại hội khoá 1996- 2000 (tổ chức vào tháng 1 năm 1996, do đồng chí Trịnh Văn Đảm làm Bí thư)
+ Đại hội khoá 2000- 2005 (tổ chức vào tháng 10 năm 2000, do đồng chí mai Văn Tôn làm Bí thư)
+ Đại hội khoá 2005- 2010 (tổ chức vào tháng 8 năm 2005, do đồng chí Nguyễn Văn Lương làm bí thư)
Trong suốt 7 khoá đại hội nêu trên, Đảng bộ Xuân Minh đều rất kiên định lập trường theo đường lối đổi mới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá của Đảng, đồng thời biết vận dụng đúng đắn các chủ trương, chính sách của Đảng một cách sáng tạo và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương trên cơ sở phát huy tối đa thế mạnh về nguồn lực lao động, đất đai sẵn có để từng bước đưa xã nhà từ chỗ còn nhiều khó khăn bất cập thành một địa phương có nền kinh tế phát triển mỗi ngày một toàn diện, vững chắc hơn. Trong quá trình đó, Đảng bộ đã biết gắn kết giữa công cuộc đổi mới công nghiệp hoá - hiện đại hoá với việc củng cố, phát triển Đảng. Ngoài việc tăng cường hiệu lực và chất lượng hoạt động của Đảng uỷ, công tác củng cố các chi bộ cơ sở cũng được xác định là nhiệm vụ rất quan trọng để làm tăng cường sức chiến đấu của Đảng bộ. Đáp ứng với sự đòi hỏi ngày một cao trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá, Đảng bộ cũng rất chú trọng việc nâng cao trình độ, nhận thức của cán bộ, Đảng viên trên cơ sở tăng cường học tập lý luận và chuyên môn nghiệp vụ trên tất cả mọi lĩnh vực (như giai đoạn 2000- 2005, Đảng uỷ đã cử ra 6 đồng chí tham gia học trung cấp lý luận chính trị, 4 đồng chí học trung cấp quản lý nhà nước, 2 đồng chí đi học Đại học nông nghiệp, 1 đồng chí học trung cấp quân sự, 1 đồng chí học văn phòng, 2 đồng chí học trung cấp pháp lý, 1 đồng chí học trung cấp địa chính v.v....). Nhờ đó mà đến nay, bộ máy Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân, đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức đã cơ bản được chuẩn hoá theo quy định của trên.
Trong những năm qua, công tác chính trị - tư tưởng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của toàn Đảng bộ. Ngoài việc liên tục cho toàn thể cán bộ, Đảng viên học tập lý luận, chính trị để nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng uỷ còn làm cho mọi cán bộ, đảng viên phải quán triệt đầy đủ sâu sắc mọi chỉ thị, nghị quyết của Đảng để làm cho Đảng bộ có thêm sức mạnh thực hiện thành công công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Từ việc được giáo dục, rèn luyện nâng cao năng lực phẩm chất chính trị một cách thường xuyên mà đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Xuân Minh luôn luôn đầu tầu gương mẫu trong mọi phong trào và ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao phó.
Thời gian qua, nhờ việc thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua phê bình và tự phê bình mà đã tạo ra đựơc sự thống nhất về tư tưởng, hành động trong toàn Đảng bộ, góp phần ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên nên mới giữ vững được kỷ cương, kỷ luật, nâng cao vai trò và sức chiến đấu của tổ chức Đảng.Vai trò của Đảng uỷ, chi uỷ cũng đựơc nâng lên để gánh vác các nhiệm vụ mà Đảng bộ giao phó. Nhờ sự cố gắng không ngừng của tất cả mọi cán bộ, Đảng viên mà đến năm 2004, trong Đảng bộ Xuân Minh không còn chi bộ nào là yếu kém. Cũng trong năm này, Đảng bộ Xuân Minh đã vinh dự đựợc ban thường vụ tỉnh uỷ tặng bằng khen về thành tích luôn đạt là Đảng bộ trong sạch và vững mạnh.
Bên cạnh những nhiệm vụ trọng tâm, Đảng bộ Xuân Minh cũng rất chú ý, quan tâm đến việc phát triển Đảng. Chỉ riêng từ năm 2000- 2005, tất cả các chi bộ đã bồi dưỡng được 42 quần chúng ưu tú và chọn lựa kết nạp được 32 Đảng viên mới.
Hiện nay (2009), toàn bộ Đảng bộ Xuân Minh có 313 đảng viên, sinh hoạt trong 9 chi bộ (gồm 6 chi bộ nông thôn và 3 chi bộ nhà trường). So với các thời kỳ trước thì đây là thời kỳ mà hệ thống tổ chức cơ sở đảng ở Xuân Minh có sự phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh những đảng viên đã được tôi luyện, thử thách qua nhiều thời kỳ công tác, Đảng bộ còn bổ sung đựơc nhiều đảng viên trẻ có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Vì vậy mà sức chiến đấu của Đảng bộ ngày càng được phát huy hơn.
Có thể nói, trong 23 năm thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn (1986- 2009), Đảng bộ Xuân Minh đã có sự trưởng thành vượt bậc và liên tiếp gặt hái được những thành công đáng kể trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và an ninh - quốc phòng. Qua thực tiễn, Đảng bộ thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy cảu chính quyền, đoàn thể và nhân dân. Là một xã trước thời kỳ đổi mới còn nhiều khó khăn, bất cập, nhưng nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ mà cho đến nay, Xuân Minh đã có sự tiến bộ vượt bậc toàn diện so với trước. Chính sự quyết tâm của Đảng bộ trong việc lãnh đạo toàn dân thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu trồng trọt, vật nuôi và phát triển đồng bộ, hợp lý giữa trồng trọt, chăn nuôi với ngành nghề, dịch vụ, thương mại cùng sự mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất mà đã vực dậy nền kinh tế địa phương một cách nhanh chóng, làm cho đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân được cải thiện không ngừng gấp nhiều lần so với thời điểm trước năm 1986.
Bên cạnh hệ thống tổ chức Đảng mỗi ngày một vững mạnh, Xuân Minh còn một bộ máy chính quyền từ xã đến thôn, xóm cũng rất nhiệt tình năng động, đã có đóng góp đáng kể trong việc quản lý, điều hành kinh tế, xã hội tại địa phương. Trong quá trình đổi mới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá, nhiều cương vị chủ chốt đựoc trẻ hoá đã tỏ rõ năng lực công tác và nhiệt tình cách mạng trước nhân dân.
Trong thời gian qua, ngoài sự điều hành của chính quyền xã, vai trò của trưởng thôn, trưởng xóm cũng góp một phần quan trọng đến việc đôn đốc, điều hành các phong trào cơ sở. Thời kỳ đổi mới mở của và cơ chế thị trường, bộ máy chính quyền xã cũng có nhiều cố gắng tích cực trong việc tìm hướng liên doanh, liên kết, đầu vào, đầu ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời khuyến khích các hộ nông dân tự huy động vốn để phát triển ngành nghề, dịch vụ, thương mại, hoặc phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng và cánh đồng 50 triêu đồng/ 1 ha v.v... Ngoài ra, chính quyền còn biết khai thác nguồn vốn hỗ trợ của các ngành, các cấp và sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở điện- đường - trường- trạm và thuỷ lợi nói chung. Việc quản lý đất đai, đổi điền dồn thửa, định hướng quy hoạch sản xuất để thực hiện thâm canh, chuyên canh theo hướng hiện đại hoá cũng là nét nổi bật trong hoạt động của bộ máy chính quyền ở đây. Bên cạnh việc điều hành tốt nhiệm vụ kinh tế, sản xuất, bộ máy chính quyền của Xuân Minh còn rất tích cực trong việc thực hiên an ninh, quốc phòng. Nhờ đó mà tình hình trật tự, trị an ở các làng trong xã luôn ổn định, vững chắc. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, một vài cán bộ chủ chốt của xã cũng đã mắc những sai lầm về quản lý và chia, bán đất đai, gây kiện cáo kéo dài (như thời điểm 2005), nhưng đây cũng chỉ là hiện tượng cá biệt được tháo gỡ, xử lý, ngăn chặn kịp thời nên hậu quả không thực sự nghiêm trọng và đáng tiếc như nhiều địa phương khác.
Phối hợp hỗ trợ cùng Đảng uỷ, chính quyền là hệ thống đoàn thể mặt trận, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh v.v... cũng rất tích cực hoạt động và tỏ rõ là lực lượng đầu tàu, gương mẫu đi đầu các phong trào quần chúng trong thời kỳ đổi mới, đồng thời đã tỏ rõ vai trò tích cực trong việc động viên mọi tầng lớp quần chúng thực hiện đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước để góp phần thiết thực vào sự phồn vinh của quê hương, đất nước. Riêng tổ chức mặt trận tổ quốc đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc tăng cường khối đại đoàn kết trong xã. Tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực sự là lực lượng hậu bị và cánh tay phải của Đảng đã đi đầu trong mọi phong trào, nhất là phong trào làm kinh tế giỏi và giám gánh vác những công việc trọng trách, khó khăn mà Đảng bộ và nhân dân giao phó. Từ các phong trào kinh tế, văn hoá - xã hội và an ninh quốc phòng, nhiều thanh niên đã được rèn luyện, thử thách và vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng v.v....
Như vây, trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, với sự cũng cố và phát triển đồng bộ hệ thống đảng, chính quyển, đoàn thể, mặt trận và các tổ chức quần chúng mà đã tạo nên động lực và yếu tố quyết định cho xã Xuân Minh từng bước tiến lên một cách toàn diện, vững chắc. Giờ đây, với những gì đã đạt được, nhất định Xuân Minh sẽ còn tiến mạnh tiến xa trong thời kỳ đi tiếp.
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373545368
Email: ubndxaxuanminh@gmail.com